Tái diễn tình trạng đổ trộm vật liệu xây dựng

Sau một thời gian 'im hơi lặng tiếng', tình trạng đổ trộm phế thải vật liệu xây dựng (VLXD) lại đang diễn ra một cách công khai.

Vài tháng trở lại đây, trên đoạn đường Trường Chinh, quận Thanh Xuân (Hà Nội) xuất hiện một bãi rác tự phát. Theo ghi nhận của PV, phê thải, VLXD thừa cành cây khô, bao tải rác, nằm ngổn ngang, tràn ra lòng đường không những gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn mà còn bốc mùi hôi thối khiến nhiều người bức xúc.

Phế thải đổ ngổn ngang khắp nơi tại diện tích khu dự án chung cư Tây Hồ Tây.

Cũng trong tình cảnh tương tự, đoạn cuối đường Định Công Thượng, hàng trăm mét lòng đường, vỉa hè tại khu vực này luôn ngập trong rác, phế thải VLXD. Cách đó không xa, tuyến đường Đặng Xuân Bảng (phường Đại Kim) đoạn đi qua cầu Khỉ cũng ngập trong VLXD. Dù đang trong đợt cao điểm ra quân giải tỏa lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, tình trạng VLXD bị đổ trộm vẫn diễn ra thường xuyên, thậm chí nhiều bãi VLXD cao lún đầu người đã nhiều năm mà vẫn chưa có dấu hiệu dọn dẹp.

Tình trạng đổ trộm VLXD còn diễn ra ở nhiều nơi trên địa bàn Thành phố, điển hình là các tuyến đường đê trên địa bàn quận Long Biên, đường Võ Chí Công (Tây Hồ), khu vực Cảng Hà Nội và rải rác tại một vài địa điểm trên địa bàn quận Hà Đông, Đông Anh, Thanh Trì… Những điểm đen về tình trạng đổ trộm phế thải VLXD sai quy định luôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và mỹ quan đô thị.

Với hàng nghìn công trình xây dựng lớn, nhỏ, trong đó có hàng trăm dự án khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố đang được triển khai, kéo theo đó là hàng nghìn doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng, vận chuyển phế liệu, phế thải VLXD. Và để giám sát toàn bộ các công trường xây dựng trên, xem xét họ đổ phế thải VLXD có đúng quy hoạch hay không để bắt quả tang là một vấn đề hoàn toàn không dễ.

Vẫn biết, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, việc xử lý nạn đổ trộm phế thải VLXD đã nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa có “bài toán” để xử lý tận gốc. Việc phát hiện, xử lý vi phạm trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao một phần do thủ đoạn đối phó tinh vi của đối tượng vi phạm nhưng cũng cần phải nhấn mạnh rằng các chế tài để xử phạt các đối tượng đổ trộm phế thải VLXD vẫn còn nhẹ chưa đủ sức răn đe.

Lấy dẫn chứng tại quận Tây Hồ, một trong những điểm nhức nhối nhất về tình trạng đổ trộm phế thải VLXD trên địa bàn Thành phố hiện nay, theo Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Đỗ Anh Tuấn: Suốt hơn 5 tháng qua lợi dùng sự “lập lờ” giữa giai đoạn 1 và 2 của dự án khu đô thị Tây Hồ Tây, trên diện tích khoảng 5,4 héc-ta tại khu vực thuộc ranh giới quy hoạch 71,5 héc-ta giai đoạn 2 khu đô thị Tây Hồ Tây nằm trên địa bàn phường phường Xuân La (bao gồm cả diện tích đã bàn giao, đang thực hiện thu hồi đất, chưa thực hiện thu hồi đất) xuất hiện nhiều xe tải chở đất, cát, phế thải xây dựng đổ trộm tại đây với khối lượng ức tính tới 350.000 m3. Để chấm dứt tình trạng này, bên cạnh việc giao công an quận, thanh tra giao thông quận và UBND phường Xuân La phối hợp tuần tra, kiểm soát xử lý, đích thân Chủ tịch UBND quận cũng đã có công văn “cầu cứu” Công an Thành phố chỉ đạo kiểm tra, điều tra làm rõ, có biện pháp xử lý đối với hành vi đổ đất, cát, phế thải xây dựng sai quy định.

Vẫn biết, cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, việc xử lý nạn đổ trộm phế thải VLXD đã nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa có “bài toán” để xử lý tận gốc. Việc phát hiện, xử lý vi phạm trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao một phần do thủ đoạn đối phó tinh vi của đối tượng vi phạm nhưng cũng cần phải nhấn mạnh rằng các chế tài để xử phạt các đối tượng đổ trộm phế thải VLXD vẫn còn nhẹ chưa đủ sức răn đe.

Anh Tuấn

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/tai-dien-tinh-trang-do-trom-vat-lieu-xay-dung-51981.html