Tại sao nhiều người sợ hãi khi thấy những cái lỗ?

Hội chứng sợ lỗ là một trong những nỗi sợ hãi cổ xưa nhất và phổ biến nhất của con người. Theo ước tính, có khoảng 15% dân số thế giới mắc nỗi ám ảnh này.

Hội chứng sợ lỗ là một trong những nỗi sợ hãi cổ xưa nhất và phổ biến nhất của con người. Theo ước tính, có khoảng 15% dân số thế giới mắc nỗi ám ảnh này.

Theo EurekAlert, một số người cảm thấy lo âu và chán ghét dữ dội khi họ nhìn thấy một vật dạng lỗ tròn như các bong bóng trong một tách cà phê hoặc các lỗ hổng trong một miếng bọt biển.

Một nghiên cứu mới của các nhà tâm lý tại Đại học Kent đã tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này – thường được gọi là trypophobia (hội chứng sợ lỗ) – một dạng phản ứng quá mức liên quan đến sự lo lắng sâu xa về ký sinh trùng và bệnh truyền nhiễm.

Giải thích cho điều này, các nhà khoa học cho rằng trong quá trình tiến hóa, con người thường e dè với các cụm hình lỗ tròn bởi vì chúng có thể tìm thấy trên các động vật có độc, giống như các bộ phận hay hoa văn trên một số loài rắn và bạch tuộc.

Trong khi đó, nghiên cứu của Tom Kupfer thuộc trường Đại học về Tâm lý học gợi ý rằng tình trạng này có thể liên quan đến khía cạnh lịch sử hơn là tiến hóa của bệnh truyền nhiễm và ký sinh. Điều này dẫn đến sự nhạy cảm quá mức đối với các vật dạng hình tròn.

Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng nhiều bệnh truyền nhiễm để lại các dấu hiệu hình lỗ tròn trên da: bệnh đậu mùa, sởi, rubella, sốt phát ban… Tương tự như vậy, ghẻ lở hay nốt ruồi cũng dẫn đến các cụm hình tròn trên da.

Nghiên cứu thấy hơn 300 người tình nguyện tham gia đến từ các nhóm bị chứng trypophobia. Một nhóm so sánh của khoảng 300 sinh viên đại học mà không liên quan đến trypophobia cũng tham gia. Cả hai nhóm đã được mời để xem 16 cụm hình ảnh mô tả các đối tượng thực tế. 8 hình trong đó liên quan đến các bộ phận bệnh trên cơ thể (ví dụ dấu tròn nổi mẩn ngực; sẹo bệnh đậu mùa trên một bàn tay).

8 hình ảnh khác không liên quan đến bệnh tật (ví dụ như khoan lỗ trong một bức tường gạch, hình ảnh hạt sen). Cả 2 nhóm đều sẽ báo cáo lại những hình ảnh nào làm họ cảm thấy khó chịu. Trong khi nhóm sinh viên không thấy khó chịu với những hình ảnh liên quan đến bệnh tật thì nhóm trypophobic cho biết họ cảm thấy vô cùng khó chịu.

Phát hiện này ủng hộ ý kiến cho rằng những cá nhân có kinh nghiệm với trypophobia ở một mức độ nào đó cũng cảm thấy khó chịu với những vật dạng hình lỗ tròn trong cuộc sống, ví dụ như những bong bóng trên tách cà phê.

Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy chức năng của cảm xúc ghê sợ là để thúc đẩy mọi người để tránh các nguồn lây nhiễm tiềm năng. Vì vậy, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng không giống như hầu hết những ám ảnh khác (ví dụ như rắn, chiều cao, chó…), trypophobia chủ yếu là sự sợ hãi mãnh liệt đối với các nguồn lây bệnh.

Các nhà khoa học hỏi nhóm người bị mắc chứng trypophobia về cảm xúc của họ khi nhìn vào cụm hình ảnh. Phần lớn các cá nhân mắc hội chứng này thường có cảm giác ghê tởm, buồn nôn hoặc yêu cầu để được nôn… thậm chí cảm giác này cũng xuất hiện khi họ nhìn vào những hình ảnh không liên quan như bọt biển hay hạt sen. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ mô tả cảm giác liên quan đến yếu tố sợ hãi.

Ngoài ghê tởm, cá nhân trypophobia thường gặp cảm giác như ngứa da, da bò. Phản ứng da cho thấy những người này có thể cảm nhận được kích thích từ những bức ảnh, thậm chí một số người còn có cảm giác như chính bản thân họ mắc bệnh.

Nhìn chung, kết quả cho thấy, trypophobia là một hiện tượng mà chủ yếu người ta có cảm giác ghê sợ các vật có hình dạng lỗ tròn.

Bạch Đằng

Nguồn VnReview: http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/2214453/tai-sao-nhieu-nguoi-so-hai-khi-thay-nhung-cai-lo