Tại sao “Sapiens: Lược sử về loài người” là hiện tượng?

(ICTPress) - “Sapiens: Lược sử về loài người” xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Hebrew vào năm 2011, gây được tiếng vang tại Israel và trở thành sách bán chạy năm 2015. Sau khi xuất bản sang Tiếng Anh, cuốn sách được xuất bản sang 45 ngôn ngữ khác. Điều đặc biệt là nhiều người ở mọi tầng lớp đã đọc cuốn sách này.

(ICTPress) - “Sapiens: Lược sử về loài người” xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Hebrew vào năm 2011, gây được tiếng vang tại Israel và trở thành sách bán chạy năm 2015. Sau khi xuất bản sang Tiếng Anh, cuốn sách được xuất bản sang 45 ngôn ngữ khác. Điều đặc biệt là nhiều người ở mọi tầng lớp đã đọc cuốn sách này.

Phó đại sứ Israel tại Việt Nam Doron Lebovich đã chia sẻ thông tin về cuốn sách tại Ngày sách Israel lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam 16/7 tại Hà Nội.

Phó đại sứ Israel tại Việt Nam Doron Lebovich và ông Cảnh Bình, Chủ tịch công ty sách Omega Việt Nam thông báo ra mắt cuốn sách tại Việt Nam

Ông cho biết "Lần đầu tiên tôi đọc cuốn sách này vào năm 2012, khi đó tôi là sinh viên trường Hebrew. Cuốn sách này nói về 70.000 năm của lịch sử loài người, chỉ gói gọn trong 400 trang sách. Cuốn sách nhanh chóng trở thành hiện tượng tại Israel, chúng tôi có nhiều hội thảo và hội nghị nói về cuốn sách này. Ngay cả ở bảo tàng, chúng tôi cũng trưng bày hiện vật dựa trên ý tưởng của cuốn sách. Tôi tin chắc rằng, các bạn độc giả Việt Nam cũng sẽ kinh ngạc về khối lượng kiến thức đồ sộ trong cuốn sách này".

"Dù nói về lịch sử nhưng nhiều độc giả, ở mọi tầng lớp, chủng tộc đều đón đọc và khen ngợi cuốn sách này", Phó Đại sứ Doron nhấn mạnh.

Phó đại sứ Israel tại Việt Nam Doron Lebovich giao lưu với bạn đọc về cuốn sách

Lý giải cuốn sách “Sapiens: Lược sử về loài người” lại trở thành hiện tượng như vậy? Ông Doron cho rằng cuốn sách trở thành hiện tượng bởi lịch sử được cô đọng và gói gọn chỉ trong một cuốn sách. Tác giả đề cập rất rộng, đây không phải là lịch sử của quốc gia mà là lịch sử của toàn cầu. Không phải là lịch sử địa lý mà là lịch sử của nhiều khía cạnh/lĩnh vực. Trước khi tác giả viết, ông đặt ra nhiều câu hỏi rằng con người hiện đại có hạnh phúc hơn con người cổ đại không. Cuốn sách này không phải nói về từng quốc gia mà nói về cả thế giới, không phải nói về một con người mà nói về một giống loài.

Trong cuốn sách này, chúng ta còn tìm hiểu được ngôn ngữ viết hiện nay ra đời như nào, khi nào người thợ tinh khôn phát mình ra đồng tiền, thành phố lớn được xây dựng như nào. Cuốn sách sẽ lý giải phần nào các câu hỏi này.

Cuốn sách đề cập đến vấn đề toàn cầu hóa, và giải đáp nhiều câu hỏi mà chúng ta băn khoăn hằng ngày”, ông Daron khẳng định.

Trong khi đó, PGS. TS Đinh Ngọc Bảo, đã chia sẻ những điểm thú vị trong cuốn sách.

Theo PGS. TS Đinh Ngọc Bảo, Sapiens thường được dịch là người tinh khôn, người hiện đại, giai đoạn cuối cùng chuyển biến từ vượn thành người. Nhưng Sapiens trong cuốn sách hiểu rộng hơn là về con người, loài người chứ không phải là giai đoạn cuối cùng. Nhiều quan điểm và trình bày của tác giả hơi khác so với nhận thức mà lâu nay người Việt quan niệm. Ví dụ, khi nói tới lịch sử loài người, chúng ta không thể không nhắc tới lịch sử phân kỳ, tác giả cuốn sách Harrari phân kỳ theo 3 giai đoạn lớn: nhận thức-nông nghiệp- khoa học. Và cuộc cách mạng mà Harari nhắc tới rộng hơn.

Tác giả không trình bày lịch sử loài người tuần tự từ đầu tới cuối mà trình bày đan xen giữa kiến thức của lịch sử, sinh học, địa lý. Do vậy, cuốn sách không giống bất cứ cuốn sách nào chúng ta đọc từ trước tới nay.

Con người càng hiện đại càng hạnh phúc

Cũng theo PGS. TS Đinh Ngọc Bảo, cuốn sách này còn đề cập tới mối quan hệ lịch sử và sinh học, từ đó đưa ra những cách lý giải và quan niệm riêng của mình. Cách nhìn nhận của tác giả về các cuộc cách mạng đặt ra câu hỏi liệu con người ngày nay có hạnh phúc hơn con người cổ đại không. Tác giả cho rằng không và cách mạng nhận thức là bước nhảy vọt để con người tách khỏi giống loài khác. Khi con người thoát thai khỏi động vật, trở thành sapiens thì chủ yếu hái lượm. Nhưng tác giả Harari cho rằng quá trình từ trồng trọt sang chăn nuôi là cái bẫy, chưa chắc ai đã hạnh phúc hơn ai bởi người cổ đại chỉ làm việc 2-3 tiếng một ngày và nghỉ ngơi, nhảy múa.

Còn con người hiện đại làm việc 40-45 tiếng, thậm chí 60 tiếng ở các nước kém phát triển. Vậy ai hạnh phúc hơn ai? Cuộc cách mạng khoa học đã hút con người và khiến chúng ta trở thành cái máy, liệu trong tương lai con người sẽ như thế nào? Đặc biệt hiện nay người ta đã phát triển trí tuệ nhân tạo, cấy các tế bào vào mắt con người, thì trong tương lai con người sẽ đi về đâu.

Theo ông Doron, người sapiens có cảm thấy hạnh phúc hơn so với người cổ đại không, bản thân tôi cũng có phỏng vấn tác giả về câu hỏi này. Tác giả cho rằng câu trả lời rất phức tạp. Cuộc cách mạng nông nghiệp có phần nào giải thích về sự hạnh phúc của con người. Tác giả cho rằng nếu con người sống trước thế kỷ 18 thì họ có cuộc sống kém hơn so với tổ tiên: làm việc nhiều hơn, vất vả hơn, trong khi tổ tiên làm ít hơn nhưng vẫn có đủ thức ăn. Sự phân tầng xã hội từ đó nảy sinh, khiến con người kém hạnh phúc hơn. Sau thế kỷ 18, chúng ta có cuộc cách mạng về khoa học công nghệ, khiến con người ngày nay cảm thấy rất hạnh phúc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề này.

Bạn đọc tìm hiểu về cuốn sách

PGS.TS Đinh Ngọc Bảo cho rằng: Từ góc độ xã hội - văn hóa, cuộc sống càng hiện đại, văn minh thì con người càng hạnh phúc hơn.

Tại buổi ra mắt sách, ông Vũ Trọng Đại, Giám đốc Công ty sách Omega Việt Nam cho biết Bill Gates từng viết về cuốn sách: “Tôi vốn luôn ngưỡng mộ những tác giả muốn tìm ra sợi dây liên hệ giữa mọi thứ và làm rõ những khúc quanh của lịch sử… Với tư cách một giống loài, Homo Sapiens là ai và chúng ta đang đi về đâu”. Trong khi đó, Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng nói: “Cuốn sách sẽ gợi cho chúng ta cái nhìn mới về loài người.”

Minh Anh

Nguồn ICTPress: http://ictpress.vn/chuyen-doc-duong/tai-sao-sapiens-luoc-su-ve-loai-nguoi-la-hien-tuong