Tái tạo thành công loại vi-rút đậu mùa đã giết hàng tỉ người

Nhờ sử dụng các vật liệu di truyền sẵn có, một nhóm các nhà khoa học ở Canada vừa tái tao thành công horsepox – loại virut thuộc họ đậu mùa đã giết chết hàng tỷ người trước khi bị tiêu diệt.

Đậu mùa là dịch bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người (Ảnh: WHO)

Thành tựu của dự án đã được công bố trên tạp chí khoa học Sciencemag vào ngày 06/07/2017.

Tổng hợp virut nhằm tạo vắc-xin

David Evans – trưởng nhóm nghiên cứu dự án, nhà di truyền học phân tử của Đại học Alberta, Canada nói với The Washington Post: mục đích của nghiên cứu là nhằm hỗ trợ phát triển các loại vắc-xin phòng bệnh đậu mùa và tìm ra các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Ông cũng trấn an cộng đồng rằng chúng ta không cần phải lo lắng đến loại virut được tái tạo này, các chuyên gia đảm bảo horsepox không gây nguy hiểm đến con người.

Tuy nhiên, Ông vẫn chưa công bố bản đầy đủ nghiên cứu của mình với truyền thông, nhưng các nhà khoa học đã thảo luận về đề tài này trong một cuộc họp về nghiên cứu bệnh đậu mùa vào tháng 11 năm ngoái tại Tổ chức Y tế Thế giới ở Geneva.

Một báo cáo về cuộc họp do WHO đưa ra ghi nhận rằng Evans đã nhận được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý để tiến hành công việc của mình. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết thêm là các cơ quan này có thể đã không đánh giá chính xác đến nhu cầu kiểm soát quá trình tổng hợp loại virut vô cùng nguy hiểm này.

Evans cho biết ông đã nộp đơn xin bằng sáng chế và đang hợp tác với công ty thương mại Tonix Pharmaceuticals. Trong thông cáo báo chí mới nhất, Tonix cho biết rằng họ hy vọng sẽ sử dụng virut horsepox để phát triển một văc-xin phòng ngừa bệnh đầu mùa mới. Chủng ngừa mới này hứa hẹn sẽ không gây ra các phản ứng phụ nghiệm trọng và an toàn hơn loại đang được sử dụng hiện tại.

Không chỉ horsepox mà nhiều loại virut cũng có thể được tạo hoặc tái tạo ra từ phòng thí nghiệm, Evans nói thêm.

Bệnh đậu mùa, dịch bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người đã được giới chức và các nhà khoa học tuyên bố chính thức bị tận diệt vào năm 1980.

Tiêu hủy các mầm bệnh đang được lưu trữ?

Các quan chức chính phủ và các nhà virut học đã tranh cãi lâu nay liệu có nên tiêu hủy các mẫu bệnh đậu mùa đang được giữ kín tại các Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, cũng như các cơ sở của chính phủ Nga hay không.

Virut mới có thể giúp tạo ra loại vắc-xin điều trị hiệu quả hơn (Ảnh: Family Doctor)

Chuyên gia Evans và một số nhà khoa học lại cho rằng việc phá hủy các mầm bệnh đang được kiểm soát sẽ không giúp nhân loại xóa sổ được căn bệnh. Virut có thể đang lẩn trốn ở một nơi nào đó và sẽ bùng phát khi cơ hội chín muồi. Ngoài ra với điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, các nhà khoa học vẫn có thể tái tạo mầm bệnh nguy hiểm trên nhờ vào các gen đã được công bố.

Theo Science Alert: nhờ vào sử dụng các vật liệu di truyền có sẵn trong thị trường, nhóm của Evans chỉ tiêu tốn khoảng 100.000 đô la để thực hiện dự án, một khoản tiền tương đối khiêm tốn.

Nhóm các nhà khoa học mua nguyên liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu từ các công ty Y khoa được nhà nước ủy quyên. Tuy nhiên, luật pháp vẫn hạn chế việc tiếp cận với các loại bệnh đậu mùa. Evans cho biết: thậm chí một nhà nghiên cứu có chứng chỉ cao cấp cũng không thể mua được tài liệu liên quan đến căn bệnh này.

"Bạn có thể nhận được một cuộc gọi từ FBI nếu cứ cố gắng tìm kiếm", nhà di truyền học phân tử của Đại học Alberta nói thêm.

Evans cho biết nhóm nghiên cứu đã tốn rất nhiều công sức để tổng hợp thành horsepox. Ông cho biết thêm rằng không muốn công khai nghiên cứu và yêu cầu các tổ chức truyền thông không làm công việc của mình thêm "phiền phức".

Trưởng dự án nói thêm: "Cho dù loại virut này có được tạo ra hay không thì chúng ta vẫn cần phải chuẩn bị sẵn sàng khi dịch bệnh đầu mùa tái phát”.

Tom Frieden - cựu giám đốc của CDC, cho biết bước đột phá này không đáng ngạc nhiên nhưng sẽ làm cho các cuộc tranh luận về việc tiêu hủy các kho dự trữ mầm bệnh ít sôi nổi đi.

Virut có thể bị rò ri

Ông nói thêm rằng nhà chức trách nên siết chặt kiểm soát các thí nghiệm. Kết quả của dự án có thể được dùng để bảo vệ nhân loại cũng như tạo ra mầm bệnh gây nguy hiểm đến con người.

Frieden nói: "Đây là một thế giới mới nơi chúng ta có khả năng tái tạo các sinh vật từng tồn tại trong quá khứ hoặc tạo ra các sinh vật chưa từng tồn tại trước đây". Cựu giám đốc CDC cũng bày tỏ ý kiến ủng hộ việc hạn chế số lượng các thí nghiệm có khả năng gây nguy hiểm cho giống loài.

Frieden cho biết nhóm nghiên cứu cần để tâm hơn đến việc đảm bảo an toàn trong quá trình thử nghiệm, nhiều vụ rò rỉ hóa chất độc hại đã từng xảy ra nhiều lần ở các cơ sở của Mỹ và các nơi khác trên thế giới.

Frieden nói rằng câu chuyện rộng hơn ở đây là Mỹ và các nước khác cần phải chuẩn bị cho các mầm bệnh mới xuất hiện do nhân tạo hay tự nhiên.

Đồng tình với quan điểm của Frieden, Anthony Fauci – Giám đốc viện Các Bệnh Dị ứng và Nhiễm trùng Quốc gia bổ xung thêm: "Các vi khuẩn phát triển tự nhiên như Zika hay đại dịch cúm Ebola còn gây nguy hiểm đến nhân loại nhiều hơn là khả năng ai đó tổng hợp được vi khuẩn gây bệnh".

Michael Osterholm - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và chính sách bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Minnesota, cho biết bước đột phá với horsepox cho thấy các thành quả tương tự cũng có thể xảy ra trên khắp hành tinh.

Ông cho biết thêm: Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia trên thế giới chưa chuẩn bị đầy đủ để xử lý các trường hợp khẩn cấp liên quan đến mầm bệnh tổng hợp nguy hiểm.

Tùng Minh (Siencealert)

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tai-tao-thanh-cong-loai-vi-rut-dau-mua-da-giet-hang-ti-nguoi-c7a548906.html