Tam cường khống chế tương lai Trung Á

Trung Quốc, Nga và Mỹ đều có mối quan tâm tới Trung Á nhưng quan điểm và tầm nhìn của ba nước này lại khác nhau.

Trung Quốc: "Một vành đai, một con đường”

Trong thời gian diễn ra chiến tranh Afghanistan, ba cường quốc nói trên coi Trung Á là khu vực xung đột nhưng khi cuộc chiến tạm dừng thì cả ba lại quan tâm nhiều đến tiềm năng kinh tế khu vực.

Sự chuyển đổi này giúp Trung Á hội nhập nhanh với nền kinh tế toàn cầu và giúp ba cường quốc này thay đổi mối quan hệ, tìm cách hợp tác với nhau.

Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Hàng Châu Trung Quốc , tháng 9/2016.

Trong chuyến thăm Kazakhstan hồi tháng 10/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không úp mở công bố tầm nhìn Vành đai kinh tế con đường tơ lụa (SREB).

Ngay sau đó, khái niệm Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 cũng được ông Tập đưa ra tại Jakarta, Indonesia. Sau đó kết hợp hai sáng trên thành một, cả trên đất liền lẫn trên biển thành ý tưởng Một vành đai, một con đường” (OBOR).

Ý tưởng này sẽ tạo ra những hành lang thương mại kết nối Đông Á và Đông Nam Á với các vùng còn lại của châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Tầm nhìn của Trung Quốc còn bao gồm các việc phát triển tuyến đường sắt, đường bộ, đường không, đường biển và đường ống để phát triển các nền kinh tế dọc hành lang.

Nguồn tài chính cho kế hoạch này do Quỹ Con đường Tơ lụa cung cấp, trị giá 40 tỷ USD, và các tổ chức đa bên do Trung Quốc đứng đầu tham gia như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) và Ngân hàng Phát triển mới (BRICS).

Với toan tính nói trên, Bắc Kinh hơn ai hết nhận thức khá rõ lợi ích khu vực Trung Á mang lại.

Đặc biệt SREB sẽ giúp Trung Quốc phát triển kinh tế ở khu vực Tân Cương nơi đang có nhiều vấn đề bất ổn mà Trung Quốc chưa giải quyết được, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu tới khu vực Trung Á và nhiều lợi ích khác, góp phần gia tăng ảnh hưởng về kinh tế, chính trị của Trung Quốc tại khu vực, đồng thời giúp Trung Quốc đối phó với ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực.

Dự án 'Một vành đai, một con đường' của Trung Quốc.

Nga: Liên kết kinh tế Á – Âu

Nếu tầm nhìn của Trung Quốc là Một vành đai, một con đường” (OBOR) thì với Nga lại là liên kết kinh tế Á – Âu.

Không giống người Trung Quốc hay người Mỹ, Nga có cách tiếp cận hướng nội và bảo hộ thương mại, trọng tâm tới Liên minh kinh tế Á – Âu (EEU) được thành lập từ tháng 1/2015.

Tầm nhìn của Nga là muốn thành lập một khu vực Á – Âu do Nga là trụ cột và coi đây như một cực trong trật tự đa cực mới của thế giới, tồn tại song song với hai cực là phương Tây do Mỹ dẫn đầu và châu Á được dự đoán do Trung Quốc dẫn đầu.

Không giống Trung Quốc hay Mỹ, Nga xem EEU là bước đi quan trọng nhằm hoàn thiện giấc mơ Liên minh Á - Âu hợp nhất hơn, động lực để thúc đẩy hợp tác kinh tế và chính trị trong khu vực và giúp Nga tự bảo vệ mình trong bối cảnh thế giới đa cực.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/tam-cuong-khong-che-tuong-lai-trung-a-3327818/