Tản mạn Sài Gòn xưa và nay

Mùa thu năm 1967, sau khi tốt nghiệp Tú Tài toàn phần ở Qui Nhơn. Cuộc hành trình cơm áo của đời tôi bắt đầu sang trang mới ở đất phương Nam này.

Khoác áo sinh viên lên mảnh đời lưu lạc, tôi lại vào, ra cổng ngỏ Khoa Học Đại Học Đường Sài Gòn . Thế là chiếc máy bay bốn chong chóng đã đưa tôi rời khỏi Qui Nhơn thân yêu, lần đầu tiên đi máy bay chới với tuổi mười tám giữa mênh mông trời biển. Ngoái đầu nhìn lại Qui Nhơn mờ dần rồi khuất xa.

Tôi lại xa quê hương mình( đất Quảng Nam) thêm hơn sáu trăm km nữa. Sau hơn 1 giờ bay, Sài Gòn đã hiện ra dưới mắt tôi với những con sông, những đường phố, muôn ánh đèn rực rỡ đang lấp lóa dưới chạng vạng hoàng hôn. Khoảnh khắc ấy qua nhanh. Tôi đã đến Sài Gòn, chiếc xe vận chuyển hành khách mặt đất đưa tôi từ Tân Sơn Nhất về đến cơ quan hàng không gần chợ Bến Thành, rồi chiếc tă xi nổi bật giữa hai màu vàng và xanh biển lại đưa tôi về đến số nhà 2008A vạn Kiếp Gia Định.

Lướt qua phố Sài Gòn tôi đã choáng ngợp với người và xe tôi thật sự xa lạ hoàn toàn… Tất cả đều mới lạ chỉ có cuộc đời tự lập của tôi là cũ. Về đây tôi ở chung với những người bạn thân từ thời trung học ở Qui Nhơn: Trương Hữu Phước,Trương phi Hùng, Nguyễn Huy, Mai Đức Việt v v…Một thân một mình giữ Sài Gòn hoa lệ, giữa bạn bè quí mến. Thế rồi vẫn tiếp tục con đường học vấn, được bạn bè giới thiệu chỗ dạy kèm trẽ tư gia( bây giờ gọi là Gia Sư).

Tôi đi học với hoàn cảnh như vậy nên tôi đã ở rất nhiều nơi trong thành phố và trỡ thành thân quen với các địa chỉ:2008A Vạn Kiếp Gia Định, hẽm Phan Thanh Giản Gò Vấp( nay là Nguyễn Thái Sơn), Bệnh Viện Nguyễn Văn Học(nay là bệnh viên Nhân Dân Gia Định), Đường Lãnh Binh Thăng( Phú Thọ), 40/29 Bùi Viện Sài Gòn, 8D Cư Xá Chánh Hưng Quận 8, Ngã tư Xa lộ Biên Hòa,Thị Nghè vv…

Thế rồi tôi thân quen với Sài Gòn. Ngày ấy Sài Gòn có hai trục song le đó là Đại lộ Nguyễn Huệ và Đại lộ Thống Nhất( nay là đường Lê Duẩn) tạo thành khu trung tâm hành chính và Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định là 3 trung tâm kinh tế sầm uất. Hai con đường Trần Hưng Đạo và Lê văn Duyệt Sài Gòn(nay là đường Cách Mạng Tháng Tám) tương đối dài nhất.

Thành phố Sài Gòn là điểm hẹn giao lưu kinh tế của khu vực Đông Nam Châu á và thế giới nó đã có nhiều tên gọi qua từng thời kỳ lịch sử như : thủ đô của Liên Bang Đông Dương, Paris Đông Dương, Hòn Ngọc Viễn Đông. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch phong phú tạo thêm vẻ đẹp của thành phố, long lanh huyền ảo về đêm. Tuy nhiên những kênh rạch đã bị lấn chiếm làm hẹp và ngẽn dòng gây ô nhiễm cả thành phố . Hiện trạng lấn chiếm lòng , lề đường khá phổ biến, làm cho đường phố hẹp đi người thì đông dần lên gây áp lực giao thông lớn .

Những đêm với chiếc xe đạp cà tàng tôi đi dạy kèm qua khu vực Cầu Kinh, Cầu Sơn, Ngã tư Xa Lộ Biên Hòa, với chiếc đèn pin lờ mờ. Tôi rợn mình những lúc trời mưa, với tiếng gió rú, tiếng ếch nhái kêu từ những rập ruộng, rập dừa. Thế mà đời vẫn phải tiếp tục đi vì cơm áo, học hành giữa cái thành phố tấp nập hoa lệ này. Những năm tháng giờ giới nghiêm căng thẳng tôi lại phải đến ở lại luôn nhà của học trò để dạy, có khi phải đưa đón học sinh tới trường luôn, lại càng bận rộn hơn vì gia chủ giao thêm công việc khác .

Lần đầu tiên, tôi được bạn bè giới thiệu đến dự một cuộc họp tại một căn nhà nhỏ trong một con hẻm của đường Cô Giang trước chợ Phú Nhuận sau này tôi được anh Tư Hiệp cho biết đó là nơi hoat động của Thành Đoàn. Hôm ấy tôi chọn Bí Danh là Linh Sơn, và được anh Sơn chủ trì cuộc họp gọi là đồng chí . Thế là tôi đã theo cách Mạng.

Ký ức tôi vẫn còn xôn xao với đường phố Sài Gòn với những lần xống đường cùng với sinh viên, học sinh Sài Gòn bây giờ vẫn còn thấy run người. Xuống đường , biểu tình, viết khẩu hiệu thì có nhiều nhưng trong đó có ba lần tôi vẫn còn ấn tượng mãi nó cứ đeo đẳng tâm trí tôi cho đến nay đó là năm 1968 đêm xuống đường tại phố Hiền Vương( nay là Võ Thị Sáu) tôi còn nhớ có Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Kim Thạch và Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan cũng đến dự Hội Thảo. Với nội dung Đòi lập lại hòa bình tại Việt Nam.

Sau khi hội thảo một sinh viên đã phát động phong trào. Biến tư tưởng thành hành động. Tất cả đã xuống đường tuần hành đòi hòa bình, đòi Mỹ rút quân . khi cảnh sát đàn áp rượt đuổi tôi chạy thục mạng, nữa chừng tôi quăng chiếc xe moobilette rồi chạy bộ về đến thị nghè hụt hơi, không ngủ được, nhưng vẫn nghỉ đến mấy thằng bạn bây giờ đang về đâu...có bị bắt không nếu bị bắt cũng có thể đến phiên mình.

Lần thứ hai vào ngay lễ Cung Nghinh Xá Lợi Phật năm 1969 tại chùa ấn Quang đường Sư Vạn Hạnh. Tôi nhận một xấp truyền đơn từ đường Công Lý, trong khu vực trường Đại Học Vạn Hạnh, được một người chở bằng xe honda lướt nhanh qua các đường phố .Tập kết đúng giờ tại chùa ấn Quang trước khi Đoàn người rướt Lễ từ Gò Vấp về đến chùa. Chương trình hành lễ diễn ra bình yên mà lòng tôi thì hồi hộp . Khi Cảnh Sát đã rút hết tôi rãi truyền đơn vào một góc tối có bóng của một cây bàng , trước Khi Anh Sơn đã tung chim Bồ Câu và hô đòi hòa bình.

Độ 10 phút sau tràn ngập cảnh sát đàn áp, tôi nghe rõ tiếng môt ông Thầy chùa từ bên trong vọng ra “anh Sơn anh làm gì đó” một cảnh hỗn loạn đã diễn ra, có thầy thì cho chạy vào chùa có thầy thị lại đẩy ra, tôi đã ngược chiều càn của cảnh sát, thoát ra khỏi vùng đón lỏng của cảnh sát chìm, tôi đã hụt hơi khi chạy về đến 8D Cư Xá Chánh Hưng, đêm ấy anh em bị bắt nhiều , một tuần sau trái tim vẫn còn nhoi nhói hồi hộp…

Lần thứ ba vào tết năm 1969 tôi cùng hai sinh viên canh hai bên để anh Lê Duy Hạnh viết thơ chúc tết của Chủ Tịch Hồ Chí Minh lên vách của trương Đại Hoc Sư Phạm Sài Gòn , tôi còn nhớ hai câu sau cùng “Tiến lên chiến sĩ đồng bào / Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn” . Cảnh Sát chìm ập đến thì thang cũng vừa cho ngã vào hàng rào. Hạnh và các bạn vẫn đứng xớ rớ chung quanh đó còn tôi thấy hơi nhói ngực nên tìm cách biến ra khỏi nơi đó và lại về cư xá Chánh Hưng, mấy ngày sau đi học ngang qua đó nghe như có ai đang rình rập mình. Thế rồi vẫn đi học…

Sau ngày hòa bình lập lại tôi muốn viết về những ngày ấy của các bạn tôi nhưng không đứa nào chịu cả, vì họ nói như vậy là kể công, nói về mình thật không hay chút nào, thôi thì bỏ qua luôn vậy. Nay nhân diệp viết đôi dòng về Sài Gòn xưa tôi ghé qua chuyện cũ một chút cũng là để cảm tạ, chia sẻ với những đồng đội, tháng năm ấy đã cùng tôi luận luận, bàn bàn thường là trong Thảo Cầm Viên , hoặc trong căn nhà thuộc con hẻm của đường Cô Giang trước chợ Phú Nhuận v v…

Nay bạn bè tôi kẽ còn người mất, kẻ công danh người đời thường…cũng đã vào tuổi quý hiếm hết rồi xin đa tạ những cô nữ sinh viên có gia đình giàu sang ở Cư Xá Bắc Hải, những người bạn thuộc giống gian hồ đã đứng bên cạnh tôi những lúc ấy… mà bây giơ chẳng biết họ ở đâu. Đúng vậy sự nhiệp cách mạng là sư nghiệp của quần chúng. Tuổi sinh viên của tôi đã đi qua Sài Gòn là như vậy.

Bây giờ trở lại Sài Gòn sinh sống, tôi thật sự choáng ngợp với phố xá thênh thang, người xe chật nứt, những nhà cao tầng mọc lên như nấm, những công trình văn hóa và kiến trúc được xây dựng với qui mô lớn, những đường hầm cầu vượt đã được xây dựng để giải tỏa áp lực giao thông, thành phố đã được mở rộng có đến 19 quận, 5 huyện, dân số ước tính trên 10.000.000 người. Trong đó có đường Hầm vượt sông Sài Gòn là công trình ấn tượng nhất.

Về mặt môi trường phần lớn đã được cải thiện đáng kể. Những dòng sông, những kênh rạch đã được giải tỏa hai bên bờ và thay vào đó bằng những đại lộ hoặc công viên thoáng mát. Thành phố đã vắng đi mùi hôi hôi ngột ngạt ngày xưa, kênh Nhiêu Lộc đã được làm sạch dòng nước… Khi thành phố lên đèn, những dòng sông và những con kênh đã làm nên sự huyền ảo của Sài Gòn. Những kiến trúc cổ xưa đan xen với công trình xây dựng hiện đại, những di tích văn hóa lịch sử được bảo tồn, những công viên thoáng mát, những khoảng cây xanh cách ồn, những cây xanh đường phố có đến vài trăm tuổi đã làm tăng thêm vẻ đẹp thanh cao sang trọng, kín đáo đã làm cho thành phố có linh hồn. Đồng thời cũng là chứng nhân cho sự thăng trầm, qua nhiều thời kỳ lịch sử của thành phố.

XUÂN TRƯỜNG (Kiến thức gia đình số 17)

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/tan-man-sai-gon-xua-va-nay-post192882.html