Tận mục kỷ vật của cuộc đấu tranh vũ trang giữa Sài Gòn

Diễn ra giữa trung tâm đầu não của đối phương, cuộc đấu tranh vũ trang ở Sài Gòn thời kháng chiến chống Mỹ là một cuộc chiến hết sức đặc biệt...

Khẩu súng trường tự động carbine này là chiến lợi phẩm thu được trại trận Tua Hai 15/2/1959, được trang bị cho du kích Củ Chi. Chị Võ Thị Mô, du kích xã Nhuận Đức đã sử dụng khẩu súng này để chống lại các cuộc càn quét của địch thời kháng chiến chống Mỹ. Hiện vật được trưng bày tại bảo tàng TP HCM.

Súng phóng lựu B-40, loại vũ khí biệt động Sài Gòn sử dụng để đánh tòa Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

Khẩu súng ngắn này được đồng chí giao liên Phạm Văn Trụ dùng để bảo vệ đồng chí Nguyễn Thái Sơn, Phó bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định giai đoạn 1967 - 1970.

Chông sắt do cơ sở ban tuyên huấn thành ủy Sài Gòn - Gia Định tự tạo để chống các loại xe cơ giới của địch.

Chiếc kìm chiến sĩ Trần Văn Sáu dùng để cắt hàng rào quanh đồn Hưng Long (Bình Chánh), mở đường cho quân chủ lực tiến vào Sài Gòn tháng 4/1975.

Dao chặt đá nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Ái, cơ sở phụ vận Bàn Cờ dùng để đục tường, thông nhà ém quân.

Chiếc cuốc được dùng để đào hầm tại cơ sở cách mạng, chuẩn bị chỗ trú cho ba chiến sĩ tiểu đội 8, quân khu 6 năm 1965-1967.

Sơ đồ trận đánh Chợ Thiếc ở Sài Gòn năm 1968.

Bảng quyết toán thu - chi của cánh tuyên huấn chuẩn bị nổi dậy tại khu vực ngã tư Bảy Hiền.

Máy đánh chữ ban Hoa vận dùng để đánh truyền đơn.

Loa truyền thanh ban Hoa vận dùng để vận động quần chúng quận 5, 6 nổi dậy giành chính quyền (trái) và máy quay phim của ông Phạm Khắc - phóng viên điện ảnh Giải phóng dùng quay phim chiến dịch Mậu Thân đợt 1 (phải).

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tan-muc-ky-vat-cua-cuoc-dau-tranh-vu-trang-giua-sai-gon-795060.html