Tất tần tật kiến thức về việc cho bé ăn dặm mà mẹ cần nắm rõ

Ba mẹ cần phải biết cách cho bé ăn dặm để con yêu phát triển toàn diện, không bị thiếu chất cũng không thừa chất, đồng thời kích thích vị giác, khứu giác của bé 1 cách tốt nhất.

Khi nào cho bé ăn dặm?

Theo các chuyên gia, thời gian bắt đầu ăn dặm “lý tưởng” nhất đối với trẻ sơ sinh đó là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, vì lúc này trẻ đã thực sự cứng cáp và có thể hấp thụ tốt thức ăn. Nhưng trên thực tế, cũng có bé đã được ba mẹ cho ăn dặm từ khi mới 4 tháng tuổi, trong một vài trường hợp, độ tuổi này còn quá sớm để trẻ tiếp nhận thức ăn, nhưng cũng có một số trẻ lại đủ “lớn” để bắt đầu việc ăn dặm. Do đó, không có một quy chuẩn cụ thể nào để áp dụng cho tất cả các trẻ, hãy chú ý đến 6 dấu hiệu sau đây để nhận biết xem bé nhà bạn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm chưa nhé:

Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.

Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.

Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.

Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.

Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).

Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.

Song song đó, còn có một dấu hiệu đặc biệt quan trọng nữa mà ba mẹ cần chú ý khi trẻ đến tuổi ăn dặm để biết rằng các bé có thật sự sẵn sàng hay chưa đó là bé đột ngột hiếu động hơn rất nhiều so với trước kia. Một hai tuần trở lại đây, mẹ nhận thấy bé luôn không chịu nằm yên, bé rất hay lật người, trườn bò, tìm cách đứng dậy,…nói chung là hoạt động cơ thể nhiều hơn trước chứ không còn ngoan ngoãn nằm yên và ngọ nguậy với những món đồ chơi mà ba mẹ treo trước mặt bé nữa. Hãy nhớ một điều, hoạt động chân tay càng nhiều thì nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể phải càng lớn, do đó, lúc này chỉ nuôi bé bằng sữa mẹ là không đủ.

Trẻ thường bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi

4 nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu mà ba mẹ cần ghi nhớ

Không vội vàng, đừng học theo kinh nghiệm của người quen, có nghi ngờ thì nên dừng lại và chờ đợi.

Đừng ham chạy theo số lượng.

Không được ép bé ăn.

Không cần sự đa dạng.

Cho trẻ ăn dặm như thế nào?

Để đảm bảo bé phát triển tốt, trẻ ăn dặm vẫn cần phải được bú sữa mẹ theo công thức ít nhất là 3-4 cũ sữa và 2 bữa bột, cháo/ngày khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, gần 1 tuổi thì trẻ cần phải được cho ăn 3-4 bữa bột, cháo/ngày.

Khi chế biến bột ăn dặm cho trẻ mẹ cần phải đảm bảo có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sau.

– Nhóm đường bột: khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên chọn loại gạo tẻ hoặc tấm để nấu cháo cho trẻ, không nên chọn gạo nếp vì nó sẽ gây đặc, rất khó khăn, Mẹ cùng không nên trộn đậu xanh, hạt sen,…vào nấu cháo cho trẻ, chúng có thể gây khó tiêu cho trẻ. Khi tr được 1 tuổi, mẹ nên đa dạng hóa các món ăn cho trẻ để không gây biếng ăn, thay vì ăn cháo như trước kia, mẹ có thể nấu súp, bún, phở,…cho trẻ để tạo cho trẻ cảm giác mới lạ và ngon miệng hơn.

– Nhóm chất đạm: Giai đoạn đầu của ăn dặm, mẹ nên lựa chọn những thức ăn giàu đạm dễ tiêu cho bé như thịt lợn nạc và lòng đỏ trứng gà. Sang đến tháng thứ 7, trẻ đã có thể bắt đầu tập ăn thịt bò, tôm, cua,…Và trên 1 tuổi, hãy cho trẻ ăn cả quả trứng, bao gồm cả lòng trắng và lòng đỏ.

– Nhóm chất béo: Đối với trẻ ăn dặm, trẻ cần cả 2 loại dầu động vật (mỡ gà, dầu cá, mỡ heo,…) và dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu,…) theo tỉ lệ 1:1, nghĩa là sẽ có 1 bữa dầu thực vật xen kẽ với 1 bữa dầu động vật. Tuy nhiến, mẹ chỉ nên dùng dầu gấc khoảng 2-3 lần/tuần khi cho trẻ ăn dặm để hạn chế tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh do thừa tiền vitamin A.

– Nhóm vitamin và chất xơ: Có nhiều trong rau, củ, quả các loại với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau/1 bát bột cháo, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ bị táo bón, mẹ có thể cho thêm nhiều rau vào mỗi bữa ăn của trẻ nhưng không quá nhiều vì trẻ vẫn cần được cung cấp năng lượng từ nguồn chất đạm. Còn đối với trẻ thừa cân, béo phì, mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều rau hơn là các loại thịt, cá để hạn chế năng lượng nạp vào cơ thể.

Cách chọn thức ăn dặm cho bé

Hãy ghi nhớ những nguyên tắc lựa chọn thực phẩm sau đây để chế biến ra những món ăn chất lượng cho bé yêu phát triển toàn diện mẹ nhé.

– Giàu năng lượng và dinh dưỡng: nhất là các loại dưỡng chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…).

– Sạch và an toàn: tốt nhất mẹ nên mua thực phẩm không chứa chất hóa học, bảo quản, không chứa tác nhân gây bệnh (không chứa các vi khuẩn hoặc các vi sinh vật gây hại khác), không chứa xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.

– Dễ chuẩn bị và dễ nấu.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý:

– Lau rửa các dụng cụ nhà bếp thường xuyên và lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi trẻ ăn dặm

Cho trẻ ăn trong vòng 2 giờ sau khi nấu xong, tránh để lâu hơn.

– Ở những bữa ăn phụ không nên cho trẻ ăn những món ăn nghèo dinh dưỡng như nước có gas, kẹo kem, kẹo que,…vì dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này. Hoặc có quá nhiều đường để tránh làm hỏng răng trẻ.

Ở các bữa ăn phụ, mẹ không nên cho trẻ ăn các loại bánh, kẹo nghèo dinh dưỡng

Cho bé ăn dặm đúng cách

Tất cả các trẻ khi bắt đầu ăn dặm đều phải được làm quen với thức ăn mềm, dễ tiêu, Với các trẻ biếng ăn hoặc mới ăn dặm mẹ nên chia khẩu phần ăn của trẻ thành các bữa nhỏ. Ở những bữa ăn chính, mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn thô, nguyên hạt hoặc thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…

Đồng thời, để tránh làm cho trẻ chán ăn, mẹ nên chịu khó thay đổi nhiều món cho trẻ, chú ý đến những món mà trẻ thích ăn để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa. Ở các bữa ăn phụ mẹ có thể cho bé ăn trái cây nghiền, sữa chua, rau luộc, nước ép hoa quả,…và mẹ cần cho bé uống đủ nước đun sôi để nguội khi bắt đầu ăn dặm.

Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay vừa khỏi ốm, mẹ cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng để trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật như sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…

Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ

– Nguyên liệu:

200ml nước

10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng cafe) – băm nhuyễn

(nếu sử dụng trứng thì 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút)

10g rau/củ (khoảng 2 muỗng cafe) – băm nhuyễn

5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng cafe)

1/2 muỗng cafe nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho trẻ)

– Cách nấu:

Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).

Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.

Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp. Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín.

Với mỗi trẻ ăn dặm, tùy thể chất, khẩu vị có thể thời gian và số bữa khác đi.

Chúc bé con của mẹ “ăn mau chóng lớn”!

T/H

Khi nào cho bé ăn dặm?

Theo các chuyên gia, thời gian bắt đầu ăn dặm “lý tưởng” nhất đối với trẻ sơ sinh đó là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, vì lúc này trẻ đã thực sự cứng cáp và có thể hấp thụ tốt thức ăn. Nhưng trên thực tế, cũng có bé đã được ba mẹ cho ăn dặm từ khi mới 4 tháng tuổi, trong một vài trường hợp, độ tuổi này còn quá sớm để trẻ tiếp nhận thức ăn, nhưng cũng có một số trẻ lại đủ “lớn” để bắt đầu việc ăn dặm. Do đó, không có một quy chuẩn cụ thể nào để áp dụng cho tất cả các trẻ, hãy chú ý đến 6 dấu hiệu sau đây để nhận biết xem bé nhà bạn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm chưa nhé:

Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).
Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.

Song song đó, còn có một dấu hiệu đặc biệt quan trọng nữa mà ba mẹ cần chú ý khi trẻ đến tuổi ăn dặm để biết rằng các bé có thật sự sẵn sàng hay chưa đó là bé đột ngột hiếu động hơn rất nhiều so với trước kia. Một hai tuần trở lại đây, mẹ nhận thấy bé luôn không chịu nằm yên, bé rất hay lật người, trườn bò, tìm cách đứng dậy,…nói chung là hoạt động cơ thể nhiều hơn trước chứ không còn ngoan ngoãn nằm yên và ngọ nguậy với những món đồ chơi mà ba mẹ treo trước mặt bé nữa. Hãy nhớ một điều, hoạt động chân tay càng nhiều thì nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể phải càng lớn, do đó, lúc này chỉ nuôi bé bằng sữa mẹ là không đủ.

Trẻ thường bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi

4 nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu mà ba mẹ cần ghi nhớ

Không vội vàng, đừng học theo kinh nghiệm của người quen, có nghi ngờ thì nên dừng lại và chờ đợi.
Đừng ham chạy theo số lượng.
Không được ép bé ăn.
Không cần sự đa dạng.

Cho trẻ ăn dặm như thế nào?

Để đảm bảo bé phát triển tốt, trẻ ăn dặm vẫn cần phải được bú sữa mẹ theo công thức ít nhất là 3-4 cũ sữa và 2 bữa bột, cháo/ngày khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, gần 1 tuổi thì trẻ cần phải được cho ăn 3-4 bữa bột, cháo/ngày.

Khi chế biến bột ăn dặm cho trẻ mẹ cần phải đảm bảo có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng sau.

– Nhóm đường bột: khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên chọn loại gạo tẻ hoặc tấm để nấu cháo cho trẻ, không nên chọn gạo nếp vì nó sẽ gây đặc, rất khó khăn, Mẹ cùng không nên trộn đậu xanh, hạt sen,…vào nấu cháo cho trẻ, chúng có thể gây khó tiêu cho trẻ. Khi tr được 1 tuổi, mẹ nên đa dạng hóa các món ăn cho trẻ để không gây biếng ăn, thay vì ăn cháo như trước kia, mẹ có thể nấu súp, bún, phở,…cho trẻ để tạo cho trẻ cảm giác mới lạ và ngon miệng hơn.

– Nhóm chất đạm: Giai đoạn đầu của ăn dặm, mẹ nên lựa chọn những thức ăn giàu đạm dễ tiêu cho bé như thịt lợn nạc và lòng đỏ trứng gà. Sang đến tháng thứ 7, trẻ đã có thể bắt đầu tập ăn thịt bò, tôm, cua,…Và trên 1 tuổi, hãy cho trẻ ăn cả quả trứng, bao gồm cả lòng trắng và lòng đỏ.

– Nhóm chất béo: Đối với trẻ ăn dặm, trẻ cần cả 2 loại dầu động vật (mỡ gà, dầu cá, mỡ heo,…) và dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu,…) theo tỉ lệ 1:1, nghĩa là sẽ có 1 bữa dầu thực vật xen kẽ với 1 bữa dầu động vật. Tuy nhiến, mẹ chỉ nên dùng dầu gấc khoảng 2-3 lần/tuần khi cho trẻ ăn dặm để hạn chế tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh do thừa tiền vitamin A.

– Nhóm vitamin và chất xơ: Có nhiều trong rau, củ, quả các loại với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau/1 bát bột cháo, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ bị táo bón , mẹ có thể cho thêm nhiều rau vào mỗi bữa ăn của trẻ nhưng không quá nhiều vì trẻ vẫn cần được cung cấp năng lượng từ nguồn chất đạm. Còn đối với trẻ thừa cân, béo phì, mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều rau hơn là các loại thịt, cá để hạn chế năng lượng nạp vào cơ thể.

Bí quyết bảo quản đồ ăn dặm cho bé vào mùa hè đúng cách nhất
Giúp mẹ ứng phó với 5 "trục trặc" thường gặp khi cho bé ăn dặm

Cách chọn thức ăn dặm cho bé

Hãy ghi nhớ những nguyên tắc lựa chọn thực phẩm sau đây để chế biến ra những món ăn chất lượng cho bé yêu phát triển toàn diện mẹ nhé.

– Giàu năng lượng và dinh dưỡng: nhất là các loại dưỡng chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…).

– Sạch và an toàn: tốt nhất mẹ nên mua thực phẩm không chứa chất hóa học, bảo quản, không chứa tác nhân gây bệnh (không chứa các vi khuẩn hoặc các vi sinh vật gây hại khác), không chứa xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.

– Dễ chuẩn bị và dễ nấu.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý:

– Lau rửa các dụng cụ nhà bếp thường xuyên và lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi trẻ ăn dặm

Cho trẻ ăn trong vòng 2 giờ sau khi nấu xong, tránh để lâu hơn.

– Ở những bữa ăn phụ không nên cho trẻ ăn những món ăn nghèo dinh dưỡng như nước có gas, kẹo kem, kẹo que,…vì dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này. Hoặc có quá nhiều đường để tránh làm hỏng răng trẻ.

Ở các bữa ăn phụ, mẹ không nên cho trẻ ăn các loại bánh, kẹo nghèo dinh dưỡng

Cho bé ăn dặm đúng cách

Tất cả các trẻ khi bắt đầu ăn dặm đều phải được làm quen với thức ăn mềm, dễ tiêu, Với các trẻ biếng ăn hoặc mới ăn dặm mẹ nên chia khẩu phần ăn của trẻ thành các bữa nhỏ. Ở những bữa ăn chính, mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn thô, nguyên hạt hoặc thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…

Đồng thời, để tránh làm cho trẻ chán ăn, mẹ nên chịu khó thay đổi nhiều món cho trẻ, chú ý đến những món mà trẻ thích ăn để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa. Ở các bữa ăn phụ mẹ có thể cho bé ăn trái cây nghiền, sữa chua, rau luộc, nước ép hoa quả,…và mẹ cần cho bé uống đủ nước đun sôi để nguội khi bắt đầu ăn dặm.

Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay vừa khỏi ốm, mẹ cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng để trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật như sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…

Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ

– Nguyên liệu:

200ml nước
10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng cafe) – băm nhuyễn
(nếu sử dụng trứng thì 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút)
10g rau/củ (khoảng 2 muỗng cafe) – băm nhuyễn
5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng cafe)
1/2 muỗng cafe nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho trẻ)

– Cách nấu:

Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).
Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.
Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp. Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín.

Với mỗi trẻ ăn dặm, tùy thể chất, khẩu vị có thể thời gian và số bữa khác đi.

Chúc bé con của mẹ “ăn mau chóng lớn”!

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/tat-tan-tat-kien-thuc-ve-viec-cho-be-an-dam-ma-me-can-nam-ro-249279.html