Tên lửa Đông Phong 21D Trung Quốc không hề khiến Mỹ e sợ như ảo tưởng

VietTimes -- Bài báo cho rằng tên lửa Đông Phong-21D không tiêu diệt nổi cụm tấn công tàu sân bay Mỹ, vì vậy Trung Quốc phát triển J-20 phiên bản trang bị cho tàu sân bay để khắc phục, nhưng thời gian biên chế còn xa vời.

Ảnh tưởng tượng của dân mạng Trung Quốc về sức mạnh tên lửa Đông Phong 21D.

Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc ngày 3/9 dẫn tờ Quan sát quân sự Nga ngày 31/8 đăng bài viết "Máy bay tàu sân bay J-20: máy bay chặn đánh tầm xa và sát thủ hệ thống phòng không trên biển".

Bài báo viết có phần truyên truyền xuyên tạc cho rằng Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam không ngừng đẩy nhanh "quân sự hóa" ở Biển Đông và biển Hoa Đông cùng với tình hình chiến lược quân sự mang tính toàn cầu của toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương căng thẳng trầm trọng hơn - đã thúc đẩy Bộ Quốc phòng Trung Quốc lập tức triển khai hành động để tiến hành cái gọi là "phản ứng phi đối xứng "có hiệu quả" đối với ý đồ “phong tỏa toàn diện” Trung Quốc".

Theo bài báo, Trung Quốc thiết kế máy bay ném bom tầm trung siêu âm tàng hình và máy bay trang bị tên lửa chiến lược có thể hành động trên biển và mặt đất là điều quan trọng hàng đầu. Chúng sẽ giúp cho Quân đội Trung Quốc trở thành lực lượng kiềm chế biên giới Trung Quốc và "biên giới xa" của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong thế kỷ 21, máy bay ném bom phản lực cận âm H-6H đã không thể làm cho Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ cảm thấy lo sợ, đặc biệt là xét tới bán kính tác chiến bình quân của nó là 3.500 km, tầm bắn của tên lửa hành trình CJ-10A là 3.000 km - khoảng cách tấn công lớn nhất không ngoài 6.500 km.
Điều này không đủ để tấn công căn cứ Guam của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ hoặc căn cứ quân Mỹ ở bang Alaska.

Mô hình máy bay chiến đấu J-20 tại một triển lãm quốc phòng ở Thượng Hải ngày 23/8/2014. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.

Huống hồ, Trung Quốc còn chưa tính đến máy bay chiến đấu Mỹ hoạt động ở vùng nhận dạng phòng không của Bộ Tư lệnh phòng không Bắc Mỹ. Chúng sẽ tiêu diệt máy bay ném bom và một phần tên lửa hành trình của Trung Quốc ở khu vực giữa Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, đổi mới máy bay chiến đấu trang bị cho 2 tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai cũng quan trọng tương tự.

Chương trình máy bay tàu sân bay J-15S đa năng và có tính cơ động cao đang được thúc đẩy vững chắc.

Loại máy bay 2 chỗ ngồi này trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động, có tính năng tác chiến có thể tương đương với Su -30MKI Ấn Độ (ngoài tính cơ động và điều khiển đẩy véc-tơ): Nó có thể chọc thủng hệ thống phòng không của cụm chiến đấu tàu sân bay, đóng vai trò máy bay cảnh báo sớm.

Nhưng, tiết diện phản xạ radar 12 - 15 m2 không thể tàng hình áp sát cụm tấn tàu sân bay để phóng tên lửa chống hạm, bởi vì máy bay cảnh báo sớm E-2D có thể phát hiện loại mục tiêu này ở cự ly 400 - 450 km.

Vì vậy, Công ty công nghiệp máy bay Thành Đô Trung Quốc đã được giao khởi động chương trình máy bay chiến đấu ném bom chiến thuật tàng hình J-20.

Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2011 (ảnh tư liệu)

Cuối tháng 8, trên Internet Trung Quốc đã xuất hiện ảnh chụp máy bay J-20 phiên bản trang bị cho tàu chiến, đồng thời đã ghi lại thông số kỹ thuật đơn giản.

Từ các hình ảnh có thể nhìn thấy rõ tiêu chí chủ yếu của máy bay tàu sân bay, đó là cáp hãm đà và cánh gấp. Tính năng kỹ chiến thuật chủ yếu của nó cũng khác với J-20 Black Hawk phiên bản triển khai trên đất liền.

J-20 phiên bản trang bị cho tàu sân bay sải cánh dài hơn 10,2% (14,2 m), máy bay rút ngắn 0,7 m (19,5 m), trọng lượng rỗng của toàn bộ máy bay tăng 2,5 tấn (19,5 tấn). Trọng lượng tăng có lợi cho tăng cường hệ thống nguồn điện và các bộ phận kết cấu như trụ bánh đáp, thiết bị thông gió, cánh máy bay.

Mở rộng sải cánh mặc dù đã mở rộng thêm diện tích máy bay, nhưng có lợi cho giữ được tính cơ động trên cơ sở tăng trọng lượng. Nhưng, chi tiết quan trọng giữ lại tính cơ động là đổi sang sử dụng động cơ phản lực WS-15 mạnh hơn (2 động cơ có lực đẩy tổng thể khoảng 34 tấn).

Nhưng loại động cơ này tạm thời còn chưa đạt được trình độ sử dụng thích hợp, tuổi thọ của nó không phù hợp tiêu chuẩn động cơ thế hệ thứ năm, vì vậy chỉ có thể sử dụng trước động cơ WS-10G (tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng là 0,7 - 0,75 là quá thấp đối với máy bay tàu sân bay hiện đại) trong một khoảng thời gian.

Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 2017 (ảnh tư liệu)

J-20 hoàn toàn không phải là máy bay chiến đấu có tính cơ động cao có thể áp sát chiến đấu với máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet, nhưng như tưởng tượng của Trung Quốc nó có thể chọc thủng hệ thống phòng không của cụm tấn công tàu sân bay và tiến hành không chiến tầm xa.

J-20 có thể bay với tốc độ 1.400 km/giờ ở tầng trời siêu thấp với độ cao là 11.000 m. J-20 trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động và các loại thiết bị cảm ứng điện tử bị động, có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa PL-21 đánh chặn các mục tiêu trên không trong phạm vi 100-150 km.

Khả năng tác chiến ngoài tầm nhìn của J-20 hơn nhiều máy bay Super Hornet, có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu F-35B/C. Bán kính tác chiến 1.500 - 1.600 km lớn hơn 50% so với máy bay tàu sân bay thế hệ 4++ và thế hệ thứ năm của Mỹ.

Điều cần chỉ ra là J-20 sẽ trở thành mối đe dọa to lớn của máy bay tàu sân bay Mỹ: Tốc độ của nó nhanh hơn, tiết diện phản xạ radar tương tự F-35B. Người Mỹ rất khó đuổi được loại máy bay này.
Máy bay đánh chặn F-14D Super Tomcat trên tàu sân bay có tốc độ đạt 2,3 Mach đã nghỉ hưu, làm cho chúng hoàn toàn không còn hy vọng trên phương diện này.

Ngoài máy bay cảnh báo sớm E-2D Advanced Hawkeye và máy bay săn ngầm P-3C Orion, J-20 phiên bản tàu sân bay còn có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chống radar.

Biên đội tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông. Ảnh: Sina

Tận dụng đặc điểm bán kính tác chiến lớn, khả năng tàng hình mạnh, J-20 có thể áp sát tối đa cụm chiến đấu tàu sân bay hoặc tàu chiến đơn lẻ ở tầng trời thấp, phóng tên lửa chống radar siêu âm PL-16 (tầm bắn trên 80 km, tốc độ 2,7 Mach) và CM-102 (tầm bắn 150 km, tốc độ 3,5 Mach).

Việc tấn công tập trung của những tên lửa này có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của tàu chiến Mỹ, cho dù chỉ có một đầu đạn nổ trên không trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke cũng đủ để radar đa năng AN/SPY-1D mất tác dụng.

Như vậy, chỉ sử dụng vài quả tên lửa chống hạm YJ-91 hoặc YJ-62A là có thể dễ dàng tiêu diệt tàu chiến Mỹ.

Hệ thống Aegis có khả năng xuất sắc trong việc đánh chặn mục tiêu đạn đạo, sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm tầm trung Đông Phong-21D không thể đảm bảo chọc thủng phòng tuyến của vài chục tên lửa đánh chặn RIM-161A/B.

Trên phương diện này, J-20 phiên bản tàu sân bay sẽ cung cấp cho Hải quân Trung Quốc phương án tiên tiến tác chiến với hạm đội Mỹ - Tờ Tin tức Tham khảo Trung Quốc tưởng tượng.

Cập nhật tin thế giới 24h trên VietTimes

Viettimes.vn

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/the-gioi/ten-lua-dong-phong-21d-trung-quoc-khong-he-khien-my-e-so-nhu-ao-tuong-74895.html