Tết của những người chuyên… bốc mộ, cải táng

Bất kể khi nào, cứ có mộ đến, những người chuyên đón đưa, cải táng phần mộ như anh Bạch Quốc Cường đều phải có mặt tại nghĩa trang, thậm chí là 2 - 3h sáng và làm việc thâu đêm, thâu ngày.

Tin nên đọc

Lễ Tạ ơn của người nổi tiếng

Dàn sao Việt đổ bộ đêm nhạc “Chào tuổi 30”

Phượng Chanel thân thiết bên loạt sao Việt

Đó là câu chuyện của những người mang trên mình công việc “Chăm sóc giấc ngủ cho người đã khuất”, hay nói cách khác là những người làm việc cải táng, chôn cất cho những người đang đắm chìm trong “giấc thiên thu”.

Có dịp đi ngang qua công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (ở huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hòa Bình) vào những ngày cận Tết nguyên đán, chúng tôi đã gặp gỡ và trò chuyện cùng tổ cải táng, chôn cất phần mộ, hay còn gọi là công việc hậu cần.

Một công việc đòi hỏi người “thợ” phải tỉ mỉ đến chính xác từng centimet khi đặt “áo quan” người đã khuất xuống nơi an nghỉ cuối cùng, đó chưa kể là chăm sóc phần mộ về sau cho người đã “đắm vào giấc ngàn thu”.

Đã cùng vợ “cống hiến” tuổi xuân được 2 năm tại nghĩa trang gần nhà, anh Bạch Quốc Cường cùng với hơn 30 “anh em” cùng làm tại công viên nghĩa trang thay nhau làm không kể ngày đêm khi gia đình đáp mộ lên.

Oái oăm thay, những ngày mùa đông, anh như được dịp bộn bề với công việc, bởi theo quan niệm của người Việt Nam, những ngày Đông chí là ngày tốt cho việc cải táng phần mộ.

Anh Bạch Quốc Cường (áo đen) và anh Bùi Tiến Thành (ngồi giữa) trò chuyện Cùng phóng viên. Ảnh: Loan Bảo.

Anh Bạch Quốc Cường (áo đen) và anh Bùi Tiến Thành (ngồi giữa) trò chuyện Cùng phóng viên. Ảnh: Loan Bảo.

Trò chuyện với Phapluatplus, anh Bạch Quốc Cường cho biết: “Mỗi phần mộ cải táng sẽ cần khoảng 6 người, còn những ngôi mộ hung táng (còn gọi là mộ tươi - PV) thường cần khoảng 12 đến 14 người, tùy theo khoang của nhà mình là nặng hay nhẹ”.

Anh Cường tâm sự: “Trong hơn 2 năm qua, nhất là những ngày đầu làm việc, tôi cũng có cảm giác lo sợ hay ớn lạnh như những người mới vào khác khi phải tiếp nhận những ngôi mộ hung mới, nhưng tôi đã sẵn tâm lý rằng, trong đời ai cũng phải trải qua giai đoạn sinh - lão - bệnh - tử thì không nên sợ chuyện đó.

Với lại, tôi tâm niệm, mình làm việc cho người âm thì bằng giá nào mình cũng sẽ được phù hộ, mình làm tốt bao nhiêu thì người tâm linh đã khuất sẽ phù hộ cho mình bấy nhiêu thôi, mình đang làm việc tâm linh mà, đừng nên sợ gì cả”.

Không chỉ riêng anh Bạch Quốc Cường, với anh Bùi Tiến Thành (sn 1984, ở huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình) cũng chung tâm trạng khi cùng đón phần mộ một đại gia đình tử nạn trên chuyến bay MH17.

Hay như cô bé Tuệ Linh - một cô bé đang theo học lớp 7 đã gieo mình xuống cầu Thăng Long, khi mà “lá vàng đưa tiễn lá xanh” ,… “đó là một sự thê lương oai oán có lẽ chúng tôi nhớ mãi”.

Bởi cũng là tháng đông chí mà anh Cường đã cùng bao nhiêu anh em khác trong tổ phải gồng mình làm việc từ 8h sáng ngày hôm trước đến 9h trưa ngày hôm sau.

Thầy Thích Trí Thịnh - Trụ trì chùa Chùa Kim Sơn Lạc Hồng, công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình). Ảnh: Loan Bảo.

Anh Bùi Tiến Thành cũng cho biết: “Đối với công việc hậu cần, quan trọng nhất là khâu hạ huyệt, cần phải có sự chính xác đến từng centimet.

Vì khi độ đồng đều của những người “thợ” thả như thế nào, độ chính xác đến bao nhiêu thì khi quan đã xuống dưới huyệt sẽ không phải chỉnh lại bấy nhiêu, và chỉ cần đặt xuống một lần thôi… chuyện này cần phải có sự phối hợp ăn ý của tất cả các anh em”.

Còn dịp Tết như những ngày này “Chúng tôi vẫn phải có mặt khi có phần mộ mới đưa lên, như trường hợp năm ngoái, vào mồng 4 Tết âm lịch, chúng tôi đã phải đón 1 mộ hung táng”.

Vì theo anh Thành: “Mình chọn nghề rồi, đây như là sứ mệnh của chúng tôi rồi, không kể mưa nắng, gió lạnh, chúng tôi vẫn phải có mặt”.

Còn khi được hỏi thời gian chưa cưới vợ, anh Thành bẽn lẽn: “Chỉ giám nói, nghề của mình là canh gác giấc ngủ cho những người đã khuất,...”.

Tại sao phải cải táng mộ vào đêm?

Trao đổi với Phapluatplus, thầy Thích Trí Thịnh - Trụ trì chùa Chùa Kim Sơn Lạc Hồng, công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Hòa Bình) cho biết: “Khi các gia đình làm lễ cải táng thì thường chọn vào mùa cuối năm, mùa khô hanh;

Đó là khi tiết đông chí, là tiết giữa đông, là thời điểm thuận tiện nhất cho công việc cải táng và tránh ánh nắng mặt trời. Bởi theo quan niệm ngày xưa là khi ánh nắng mặt trời lên sẽ chiếu vào những phần hài cốt là những ánh dương, sẽ không tốt cho phần âm, nhất là ảnh hưởng xấu đến xương cốt người đã mất

Hiện nay có nhiều nơi làm vào lúc buổi sáng nhưng họ căng bạt chứ không nhất thiết phải làm về ban đêm”.

Loan Bảo

Nguồn Pháp Luật Plus: http://www.phapluatplus.vn/tet-cua-nhung-nguoi-chuyen-boc-mo-cai-tang-d6004.html