Tham nhũng giáo dục tạo nên mua bằng, bán điểm

(VnMedia) - Với 23 vụ việc tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục được Bộ GD&ĐT phát hiện, xử lý trong 5 năm trở lại đây (tín từ năm 2006), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý khẳng định, các vụ tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực giáo dục không nhiều và quy mô không lớn nhưng lại gây nên hậu quả xấu về nhiều mặt, phần nào làm giảm uy tín của ngành cũng như uy tín và danh dự của các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với một số cơ sở giáo dục, tạo nên những vật cản trong quá trình phát triển của giáo dục nước nhà như: mua bằng, bán điểm trong giáo dục ĐH, giáo dục nghề; mua bán chứng chỉ...

Bức tranh về tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra trong 6 lĩnh vực chủ yếu: Dạy thêm - học thêm; tuyển sinh đầu cấp; thực hiện các khoản thu; trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; công tác xuất bản sách giáo khoa; công tác tổ chức cán bộ. Những thông tin trên được đưa ra tại cuộc đối thoại với các nhà tài trợ quốc tế về chủ đề “Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục” tổ chức hôm nay, tại Hà Nội. Chương trình do Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Bộ GD&ĐT phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức nhằm chuẩn bị cho Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam được tổ chức tại Kiên Giang trong tháng 6 tới. Mới phát hiện 23 vụ tham nhũng trong giáo dục Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, từ năm 2006 đến nay có 8 hành vi tham nhũng tại các cơ sở giáo dục thuộc quản lý của Bộ GD&ĐT; 2 hành vi tham nhũng tại các cơ sở thuộc quản lý của Bộ, ngành khác;13 sở GD&ĐT có phát hiện hành vi tham nhũng tại một số cơ sở do mình quản lý. Những hành vi này đã được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm. Nhiều ý kiến được đưa ra tại buổi đối thoại cho rằng, hiện nay, tham nhũng trong giáo dục ở Việt Nam đã và đang là vấn nạn rất lớn. Hơn nữa, công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, đặc biệt trong việc dạy thêm, học thêm, tuyển sinh đầu cấp, thực hiện các khoản thu, đầu tư xây dựng,…. Tham nhũng nói chung và tham nhũng trong giáo dục nói riêng làm mất niềm tin vào cuộc sống của tầng lớp trẻ. Đây chính là điều mà giáo dục không đạt được mục tiêu đào tạo nên những con người trung thực, tài năng, thậm chí là ngược lại, làm tha hóa con người ngay từ khi còn trẻ. Nguyên nhân của thực trạng này là do một bộ phận nhà giáo, cán bộ trong ngành trình độ quản lý còn hạn chế; Tác động của mặt trái cơ chế thị trường, cộng với cuộc sống khó khăn một số cán bộ giáo viên đã chạy theo lợi ích trước mắt dẫn đến những hành vi, việc làm vi phạm những quy định của ngành, quy định của pháp luật làm nảy sinh tham nhũng. Ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng khẳng định, so với yêu cầu nhiệm vụ của sự phát triển, công tác giáo dục, đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng giáo dục, nội dung, phương pháp dạy và học cùng với các hiện tượng tiêu tực trong giáo dục. Lộ trình chống tham nhũng trong giáo dục Để hạn chế và ngăn ngừa vấn nạn tham nhũng trong giáo dục tại Việt Nam hiện nay, các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khuyến nghị rằng, nên có cơ chế phát hiện và tố cáo tiêu cực trong ngành giáo dục. Để làm được việc này, Việt Nam cần tham khảo bài học của nước ngoài, để cho hội phụ huynh tham gia giám sát, tổ chức đấu thầu xuất bản sách, chấm công giáo viên... Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính nên có những chính sách minh bạch, rõ ràng, thuyết phục người dân. Theo Thứ trưởng Trần Quang Quý, để thực hiện tốt việc chống tham nhũng, Bộ GD&ĐT đã đưa ra 8 giải pháp cùng lộ trình thực hiện cụ thể. Theo đó, trong năm 2010 và năm 2011, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, tập trung thực hiện công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm giải trình ở tất cả các khâu trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; rà soát những việc, những khâu dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Những năm tiếp theo sẽ tập trung thực hiện các giải pháp về xây dựng và hoàn thiện các quy định về trách nhiệm thực thi công vụ và chuẩn đạo đức nghề nghiệp của cán bộ giáo viên trong ngành đồng thời tiếp tục kiến nghị Đảng, Nhà nước có cơ chế và chính sách ưu tiên phát triển giáo dục và từng bước nâng cao đời sống cán bộ giáo viên. Những hành vi tham nhũng trong giáo dục Thứ trưởng Trần Quang Quý và ông Ngô Mạnh Hùng, Cục phó Cục Chống tham nhũng Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra những nhóm hành vi tham nhũng trong giáo dục. - Cá biệt có một số nhà giáo đã cắt giảm chương trình khóa học theo quy định để đưa vào dạy thêm, bắt ép học sinh để vụ lợi. - Ở tuyển sinh đầu cấp thì ngay từ khâu lập hồ sơ đã phát sinhtiêu cực trong tuyển sinh trái tuyến. Có hiện tượng tổ chức ôn thi, luyện thi vào đại học, vào các lớp đầu cấp trái phép, thu học phí cao tạo ra tâm lý lo âu đối với các bậc cha mẹ học sinh và học sinh. - Các khoản thu thì gây nên quá nhiều bức xúc cho xã hội từ mầm non đến đại học mà xuất phát từ việc tự đặt ra các khoản thu, mượn danh nghĩa cha mẹ học sinh gây quỹ rồi bắt ép các bận phụ huynh đóng góp… - Một số giáo viên lợi dụng trách nhiệm được giao mua bán điểm đã đánh mất tư cách trước học sinh và cha mẹ: nhận tiền để photo bài giải thi hết môn, yêu cầu học sinh nộp tiền chạy điểm, yêu cầu sinh viên nộp tiền khi hướng dẫn làm đồ án. - Liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, hầu hết các gói thiết bị giao dục chủ đầu tư không lập kế hoạch kinh phí thực hiện hoặc lập không sát thực tế nên xảy ra thừa, thiếu, không đồng bộ gây lãng phí. Thậm chí sử dụng sai mục đích nguồn kinh phí đầu tư… Anh Thi

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/newsdetail.asp?catid=71&newsid=193211