Tháo máy Canon 5D mark IV: Cấu trúc phức tạp hơn, chắc chắn hơn 5D mark III

Anh chàng AAron từ trang LensRental đã bung chiếc 5D mark IV ra, soi vào nội thất bên trong để tìm kiếm những thông tin mới, chip mới và cho chúng ta biết chiếc DSLR mới nhất của Canon có gì hay. Bên trong Canon 5D mark IV là hệ thống mạch điện phức tạp với cấu trúc mới, nhỏ gọn hơn, chắc chắn hơn so với phiên bản 5D mark III. Canon cũng đã âm thâm nâng cấp khả năng chịu nước của thiết bị này để có thể tránh được các sự cố hỏng hóc khi dùng trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Các bạn chú ý là việc mở máy rất phức tạp và đòi hỏi kinh nghiệm, đừng thử tự mở chiếc 5D mark IV Của bạn nhé

Đầu tiên, chúng ta sẽ phải tháo các miếng lót cao su để tiếp cận được với những con ốc cố định vỏ máy

Sau đó tiếp cận bên trong bằng cách gỡ mặt lưng

Lensrental cho biết trên Canon 5D mark IV, hãng máy ảnh nhật bản sử dụng rất nhiều chốt, và phần lớn là chốt tự khóa từ bên trong, khó để mở hơn so với thế hệ mark III.

Mở phần nắp pin, chúng ta thấy những roan cao su dày chạy dọc theo các linh kiện để chống nước đi vào thân máy.

Bạn có the thấy roan cao su ở những nắp che, những khe hở trên 5D mark IV

Vùng duy nhất mà LR phát hiện không trang bị roan cao su là góc bên trái phía trên của máy:

Phần năm giữa 2 vạch đỏ hoàn toàn ko có roan cao su, chỉ có nhựa và nhựa gắn vào nhau. Điều này cho thấy nếu bạn có ý định mạo hiểm chiếc máy của mình, hãy dùng băng keo bị chỗ này lại để giảm nguy cơ nước lọt vào bên trong máy.

Trở lại với phần mặt lưng. Canon dùng 1 tấm nhôm cứng để cố định màn hình lên vỏ nhựa và bảo vệ các thành phần bên trong. Đây là chiếc 5D có cụm màn hình phức tạp nhất vì màn hình của máy hỗ trợ cảm ứng.

Đây là nút Joystick điều khiển quan thuộc trên dòng 5D

Toàn bộ linh kiện ở cụm màn hình LCD và nút Joystick được điều khiển riêng biệt bởi bảng mạch nhỏ này

Cuối cùng là cụm màn hình LCD. Ở đây Canon dùng loại băng dính đặc biệt để dán các lớp linh kiện lại với nhau.

Tiếp theo là mặt sau của thiết bị. Chúng ta có thể nhìn thấy các miếng băng dính dạng foam lớn để bảo vệ mạch điện tử. Bo mạch chủ có nhiều kết nối hơn, phức tạp hơn

Bên dưới tấm foam là các mạch điện

Mở một vài con ốc, chúng ta tiếp cận được với bo mạch chủ

Chúng ta có rất nhiều chip đóng trực tiếp trên bo mạch này, và nhiều chân cắm dạng socket hơn chiếc 5D mark III.

Các mạch khác sẽ kết nối với bo mạch chủ qua các socket trên. ví dụ, đây là mạch điện với khe đọc thẻ SD

Bên dưới bo mạch hủ là một mạch điện cực kỳ quan trọng: bo mạch điều khiển cảm biến ảnh

Mạch này được gắn hết vào một bộ khung kim loại với rất nhiều linh kiện điện tử bên trong. Tấm kim loại lớn bên phải chính là thẻ CF.

Cận cảnh bo mạch điều khiển cảm biến. Bạn có thấy 3 con ốc 6 cạnh nằm trên tấm kim loại của mạch điên?
Đó chính là 3 con ốc lò xo dùng điều tinh chỉnh vị trí của cảm biến ảnh

Con ốc này có nhiệm vụ điều chỉnh vị trí của cả cụm cảm biến, đảm bảo rằng cảm biến ảnh luôn song song với ngàm máy ảnh.

Sau khi đỡ được các thành phần trên, chúng ta tiếp cận được với khe thẻ CF.

Khe thẻ này có vị trí ở gần khay chứa pin , vì thế trên bảng mạch của khe thẻ CF có cảm biến để kiếm soát việc nắp pin đã đóng hay chưa (ở ngón tay cái của Aron)

Tiếp theo là đến cạnh bên của máy. Bạn có thể tiếp cận được với bảng mạch điều khiển cổng IO dễ dàng

Việc mở tấm kim loại bảo vệ cổng kết nối khá khó khăn vì Canon đã thay đổi thiết kế trên 5D mark IV, có ổng FLash ở dưới nên họ có đính kèm thêm một dây cáp kết nối lên tấm kim loại này. Các thế hệ trước đây không có.

Và đây là một nhược điểm: Cổng USB và HDMI gắn chết trên bo mạch chủ, chỉ ó cổng âm thanh 3.5 và Flash Sync là tách ra thành 1 mạch điều khiển riêng. USB và HDMI là 2 cổng được dùng thường xuyên nhất và dòng điện đi qua mạnh, nếu xảy ra hoảng hóc, giải pháp sửa chửa đó là ... thay mới. Trong khi chiếc 5DS thì tất cả được tách riêng làm 1 mạch

Tiếp theo là mặt trước

Đầu tiên sẽ gỡ miếng kim loại ở mặt trước ra

Cận cảnh mặt trước của chiếc Canon 5D mark IV

Đây là motor điều khiển gương lật. Hiện tại Canon đã bắt đầu chuyển sang dùng loại motor điều khỉen gương lật mới nhanh hơn, êm hơn so với màn trập của 5D mark III.

Di chuyển lên đỉnh máy, chúng ta thấy nhiều phần khung kim loại cố định và bánh xe điều khiển. Canon có một mạch điện riêng để điều khiển các nút bấm trên đỉnh máy

Lột bỏ luôn phần khung nhựa, chúng ta tiếp cận được với ống ngắm quang học pentaprism. Đây là cụm phần cứng quang học đã được Canon tinh chỉnh nên Lensrental ko mở ra thêm, vì nó sẽ cần những thiết bị chuyên dụng để có thể cân bằng được như lúc đầu.

Và cuối cùng là phần đáy máy:

Chúng ta xem phần đáy máy để biết được Canon làm chắc chắn đến mức độ nào. Đây là nơi chúng ta gắn tripod, nơi máy thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt cứng,....

Chúng ta có thể thấy Canon đã bổ sung vòng cao su cho lỗ gắn tripod, điều này không có trên chiếc 5D mark III trước đây.

Gở miếng kim loại dưới đáy ra, LensRental cho biết nó khá dày và chắc chắn.

Và ở dưới dùng chính là mạch của khay pin, cung cấp điện cho toàn hệ thống máy ảnh.

Kết luận:

Qua việc mổ xẻ chúng ta có thể thấy cấu trúc mới giúp 5D mark IV chắc chắn hơn, cứng cáp hơn và chống nước tốt hơn. Phần vỏ máy được cải tiến với nhiều cơ chế, khớp khóa phức tạp giúp thân máy trở bên liền lạc và khó bị xâm nhập từ bên ngoài. Nó còn có nhiều chip mới, nhiều cổng kết nối và nhiều dây điện nhất trong những chiếc DSLR thuộc series 5D.

Và còn 1 điều mà LensRental chia sẻ: Canon 5D mark IV có cấu trúc tổng thể nhỏ hơn 5D mark III, có nhiều khe hở, khoảng trống trong máy nhưng Canon vẫn quyết đinh làm máy có kích thước lớn như đời trước.

Các bạn có thể xem chi tiết bài viết gốc tại ĐÂY

Nguồn Tinh Tế: http://tinhte.vn/threads/thao-may-canon-5d-mark-iv-cau-truc-phuc-tap-hon-chac-chan-hon-5d-mark-iii.2641401/