Thấy cả dòng họ của mình bị giết hại nhưng ĐỨC PHẬT không ra tay cứu giúp, cớ sao như vậy?

Nhân quả báo ứng chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác, Phật Thích Ca Mâu Ni thấu tỏ điều này khi chứng kiến cả dòng họ mình bị giết hại.

Nhân quả báo ứng chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác thì bị quả báo ác. “Luật nhân quả” chính là phương thức, qui tắc cùng định luật cố định của nhân quả báo ứng.

Nhân quả trong thời hiện đại, thường được hiểu như một luật thưởng phạt công bình: "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ" hoặc "gieo gió gặt bão"... Do đó, có người quá sợ hãi luật nhân quả nên họ không dám làm những điều xấu á. Ngược lại, có rất nhiều người làm phước thật nhiều để mong mai sau thọ hưởng phước báo nhiều hơn.

Nghiệp nhân của việc làm ác gây ảnh hưởng xấu đến kẻ sát nhân. Luật nhân quả không chỉ giới hạn trong cuộc đời hiện tại. Nó còn phát triển theo thời gian, cho nên sự thiếu từ tâm nơi kẻ sát nhân tàn bạo hủy diệt mạng sống con người nói trên được khởi đầu từ cuộc đời quá khứ của hắn đã từng xem nhẹ mạng sống mọi người cũng như loài vật và côn trùng.

Thấy cả dòng họ của mình bị giết hại nhưng ĐỨC PHẬT không ra tay cứu giúp, cớ sao như vậy?. Ảnh nguồn: Internet.

Hãy đọc câu chuyện sau:

Ngày xưa lúc Đức Phật còn tại thế, vua Lưu Ly nước Di La mang đại binh đi đánh nước Ca Tỳ La Vệ, đất nước mà vua cha của Đức Phật trị vì. Đức Phật từng đích thân đi gặp vua Lưu Ly thỉnh cầu giải quyết hòa bình, nhưng không thành.

Có một lần, vua Lưu Ly cho quân bao vây thành Ca Tỳ La Vệ. Phật Thích Ca Mâu Ni ban đầu cũng muốn ra sức giúp đỡ, vì thế đã 3 lần ngồi trên đường ngăn trở vua Lưu Ly. Mặc dù vua Lưu Ly đã ra lệnh cho quân lui lại, nhưng lòng thù hận thì vẫn không hề vơi đi. Một thời gian sau, vua Lưu Ly lại cho quân bao vây thành trì của nước Vệ.

Phật Thích Ca Mâu Ni có một người đệ tử tên là Mục Kiền Liên, là người có thần thông siêu thường nhất trong số các đệ tử của Ngài. Lúc bấy giờ, không ai có thể so với Mục Kiền Liên, ông kiên quyết tin rằng chỉ cần vận dụng thần thông, thế gian này không sự việc nào là không thể giải quyết.

Khi đó, Mục Kiền Liên biết chuyện, trong lòng kích động nói với Thích Ca Mâu Ni: “Đức Thế Tôn, thành trì của nước Vệ bị vua Lưu Ly xâm lược, chúng ta cần phải nghĩ cách cứu viện toàn dân chúng”.

Thích Ca Mâu Ni nhìn Mục Kiền Liên trong chốc lát rồi từ bi nói: “Mục Kiền Liên! Đây là báo ứng của nghiệp mà dân tộc ta đã tạo trước đây, con không thể giúp họ được! Họ không chịu sám hối, mà ngang ngược kiêu ngạo, mục nát hư hỏng, thì phải sụp đổ thôi!”.

Mục Kiền Liên nghe xong, không cam lòng, ông quyết định vận dụng thần thông tìm cách cứu viện đất nước của Thích Ca. Lúc ấy, vua Lưu Ly dùng đại quân cả trăm vạn người bao vây 4 phía thành trì của nước Vệ, quân lính đứng chật như nêm, đến con kiến cũng không thể thoát ra được.

Mục Kiền Liên dùng thần thông để bay vào trong thành, sau đó ông chọn ra 500 người ưu tú, dùng một cái bát hút họ vào, rồi lại bay lên không trung để giải cứu họ ra khỏi thành.

Sau khi tới một nơi an toàn, Mục Kiền Liên bèn mở chiếc bát trong tay mình để thả 500 người kia ra, ai ngờ… ông giật mình khi phát hiện trong bát giờ đây chỉ toàn là máu.

Tôn giả Mục Kiền Liên hỏi Đức Phật nguyên nhân. Đức Phật kể, vào kiếp quá khứ xa xưa, có một thôn trang, trong thôn có một hồ cá lớn. Vào một ngày lễ, mọi người trong thôn kéo cá ăn thịt, trong đó có một con cá lớn cũng bị bắt. Lúc đó có một đứa trẻ ăn chay, nhưng vì nghịch ngợm đã dùng gậy gõ đầu con cá lớn ba cái.

Con cá lớn đời trước chính là vua Lưu Ly bây giờ, các con cá nhỏ chính là đội quân vua Lưu Ly hiện tại, những người trong thôn hiện nay là người dòng Thích Ca bị giết, đứa trẻ không ăn cá nhưng gõ đầu cá ba cái chính là Đức Phật.

Dòng họ Thích Ca của Đức Phật gần như gặp phải nạn diệt chủng, nhưng Ngài không dùng thần thông để đánh bại kẻ thù, cứu lấy dòng tộc. Vì tất cả là Nghiệp báo, Nhân quả. Kiếp trước những người của dòng họ Thích Ca đã sát sinh nên đến kiếp này phải thọ nhận quả báo, thần thông cũng không thể cứu thoát được.

Đức Phật nói: “Định nghiệp khó chuyển”. Vì định nghiệp khó tránh nên 500 người dòng họ Thích Ca tuy được Tôn giả Mục Kiền Liên cứu thoát, cũng không tránh khỏi cái chết.

Mục Kiền Liên lúc này mới hiểu được lời Phật Thích Ca Mâu Ni nói, luật nhân quả là không thể thay đổi, bất kể là ai, làm chuyện xấu tạo nghiệp nhất định phải hoàn trả lại. Mục Kiền Liên có sở trường về thần thông, nhưng chính thần thông cũng không thể thắng được nghiệp lực. Sau này, vua Lưu Ly cũng bị đọa địa ngục.

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/thay-ca-dong-ho-cua-minh-bi-giet-hai-nhung-duc-phat-khong-ra-tay-cuu-giup-co-sao-nhu-vay-d151831.html