Thấy gì từ “nghi án” doanh nghiệp giấu lãi?

(ĐTCK-online) Sau vụ việc một số công ty giấu lỗ xảy ra năm 2008, NĐT đang đặt dấu hỏi về một thái cực ngược lại khi nhiều DN bị nghi là "giấu lãi" như Vietinbank, Quốc Cường Gia Lai (QCG), Nước giải khát Sài Gòn - Tribeco (TRI), Hóa dầu Petrolimex (PLC)…, bởi báo cáo tài chính (BCTC) bán niên năm 2010 trước và sau soát xét của các DN này có sự chênh lệch tăng hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận.

Nhìn nhận về hiện tượng này khi trao đổi với ĐTCK, ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam cho rằng, một khi DN để xảy ra sự cố trên thì dù với bất kỳ lý do gì cũng tác động tiêu cực đến niềm tin của NĐT về DN và TTCK. >> Lỗ hổng từ vụ giấu lãi của Quốc Cường Gia Lai >> Kiểm toán ở đâu trước khả năng giấu lãi, chuyển lỗ của DN? >> Kiểm toán có thể bị kiện nếu không tròn trách nhiệm Theo ông, có sự gian dối hay "toan tính" bất minh nào đằng sau chênh lệch khá lớn trong BCTC trước và sau soát xét của một số DN vừa qua? Rất khó để có thể kết luận DN làm như vậy là do cố ý hay vô tình. Tuy nhiên, thực tiễn tiến hành hoạt động kiểm toán cho thấy, tình trạng chênh lệch trong BCTC trước và sau soát xét nhiều khi là sự cố ngoài ý muốn của DN. Nhưng dù là nguyên nhân nào đi nữa, thì những chênh lệch này cũng ảnh hưởng đến niềm tin của NĐT về sự minh bạch của DN và lợi ích của NĐT. Bởi nếu NĐT quyết định bán cổ phiếu dựa trên kết quả kinh doanh mà DN công bố khi chúng thấp hơn so với kết quả soát xét, NĐT có thể đã bán cổ phiếu với giá bất lợi. Với DN niêm yết, điều NĐT luôn mong đợi nhất chính là thông tin minh bạch, chuẩn xác. Khi DN không đáp ứng được yêu cầu này ở các mức độ khác nhau, thì dù ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến niềm tin mà NĐT gửi gắm vào DN. Đâu là nguyên nhân của sự chênh lệch BCTC trước và sau soát xét, thưa ông? Thực tiễn hoạt động kiểm toán cho thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một nguyên nhân phổ biến là do DN chưa nắm được hoặc chưa quen áp dụng các chuẩn mực và quy định kế toán, trong khi lãnh đạo DN chưa quan tâm đến công tác kế toán. Điều này thường xảy ra ở những DN mới niêm yết, các công ty gia đình. Theo lôgic thông thường, mục tiêu của DN khi niêm yết là muốn huy động vốn qua TTCK. Như vậy, rất khó để họ làm ngược lại là cố tình công bố kết quả kinh doanh thấp, nhằm ghìm giá cổ phiếu với mục đích mua lại cổ phiếu đã phát hành với giá rẻ. Điều này không có nghĩa là 100% trường hợp đều như vậy, nhưng nó cho thấy khó xảy ra tình trạng DN cố tình giấu lãi vì toan tính vụ lợi. Sự chênh lệch trong BCTC trước và sau soát xét có thể còn do các quy định pháp lý về kế toán chưa đồng bộ, thiếu cụ thể, nên gây khó khăn cho DN khi áp dụng. Có những quy định về kế toán, bản thân DN không hiểu, chứ nói gì đến áp dụng đúng. Khi gặp những quy định không rõ ràng, họ không dễ tìm hiểu để thực thi cho đúng. Đó là chưa kể có sự khác biệt giữa nghiệp vụ kế toán và cơ quan thuế. Trong khi cơ quan thuế căn cứ vào hóa đơn để ghi nhận doanh thu, thì nhiều trường hợp nghiệp vụ kế toán không như vậy. Kế toán chỉ ghi nhận doanh thu khi lợi ích và rủi ro liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển giao cho người mua, cho dù DN đã xuất hóa đơn cho khách hàng hay chưa. Không loại trừ khả năng có sự chênh lệch trong BCTC trước và sau soát xét còn do DN vô tình mắc phải lỗi số học. Nói vậy có nghĩa là, nếu DN nâng cao ý thức và trách nhiệm trong tuân thủ chuẩn mực kế toán, thì sẽ giảm thiểu được sự cố chênh lệch trong BCTC? Đúng vậy. Đầu tiên là lãnh đạo DN cần thực sự quan tâm đến công tác kế toán, bởi khi công tác này được tiến hành tốt, sẽ góp phần làm tăng tính chuyên nghiệp, minh bạch của DN trong mắt NĐT. Đội ngũ kế toán của DN cần được đào tạo, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong ý thức tuân thủ, cũng như áp dụng các chuẩn mực kế toán, để tránh sự cố tương tự lặp lại trong tương lai. DN nên tích cực và chủ động tìm hiểu, nắm bắt các chuẩn mực, quy định kế toán thông qua hoạt động tham vấn các hiệp hội nghề nghiệp, các công ty kiểm toán, tư vấn thuế và tài chính, để áp dụng chuẩn xác. DN cũng đang trông chờ cơ quan quản lý hoàn thiện các chuẩn mực kế toán theo hướng tăng tính đồng bộ, dễ hiểu và dễ áp dụng. NĐT cần được bảo vệ lợi ích hợp pháp khi xảy ra sự cố BCTC có sự chênh lệch lớn vì bất kỳ lý do gì. Theo ông, cần có biện pháp bảo vệ họ như thế nào trong bối cảnh không loại trừ DN cố tình giấu lỗ hoặc lãi? Đúng là không thể cứ nói vô tình gây ra sự cố, rồi giải trình là mọi chuyện sẽ được NĐT dễ dàng chấp nhận. Bởi lẽ, chính vì sự cố vô tình hay hữu ý của DN mà quyền lợi của NĐT bị ảnh hưởng, thậm chí bị mất tiền, thua lỗ hay phá sản. Ở nhiều nước, khi xảy ra sự chênh lệch trong BCTC trước và sau soát xét, NĐT, cơ quan quản lý không dễ dàng bỏ qua. Trường hợp có số chênh lệch lớn, DN ngoài phải giải trình về vụ việc, còn có thể đối mặt với án phạt, thậm chí bị điều tra để làm rõ có hay không sự cố ý nhằm mục tiêu trục lợi. Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm này để đề ra những chế tài phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NĐT.

Nguồn ĐTCK: http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CFFGAB/thay-gi-tu--nghi-an--doanh-nghiep-giau-lai.html