Thiếu giải pháp chiến lược

Trước khả năng nhập siêu tăng mạnh trong quý I, ngày 25.3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên đã chủ trì cuộc họp khẩn với các tập đoàn, TCty nhà nước ngành công thương bàn giải pháp tăng trưởng, kiềm chế nhập siêu.

Mặc dù nguyên nhân và giải pháp căn cơ cho vấn đề nhập siêu đã không còn xa lạ, đó là chuyển dịch cơ cấu XK, hạn chế NK những vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, kiểm soát NK hàng tiêu dùng xa xỉ, phát triển công nghiệp phụ trợ để thay thế nguyên phụ liệu NK. Song, những giải pháp được đưa ra vẫn chỉ là giải pháp ngắn hạn, thiếu tầm nhìn chiến lược... Nguyên phụ liệu phụ thuộc cả về lượng và giá Chuyển biến trong cơ cấu XNK năm nay là tỉ trọng XK nhóm nguyên liệu thô, khoáng sản thô đã giảm đáng kể. Thay vào đó, nhóm hàng công nghiệp (CN) chế biến chiếm ưu thế. Trong 3 tháng đầu năm, tỉ trọng XK nông, thủy sản giảm cả về lượng và giá, song chỉ chiếm 20,6% tổng kim ngạch XK. Dầu thô, than đá đang có xu thế giảm dần do chủ trương hạn chế XK thô; mặt hàng dầu thô đã được sử dụng một phần trong nước do Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, tỉ trọng CN chế biến trong tổng kim ngạch hàng hóa XK đang “có vấn đề”. Đó là hàm lượng nguyên, nhiên liệu phải NK quá lớn, khiến càng tăng kim ngạch XK, thì kim ngạch NK cũng tăng tương ứng. Điển hình trong số này là dệt may, da giày. Ông Nguyễn Tiến Trường- Phó TGĐ Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex) cho biết: Trong quý I, ngành dệt may đang xuất siêu, riêng XK dệt may đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 17-18%. Tuy nhiên, có một thực tế là với kim ngạch dự kiến đạt 2,25 tỉ USD trong quý I, tốc độ NK bông, vải, sợi, những nguyên phụ liệu thiết yếu để phục vụ XK cũng tăng mạnh. K bông trong quý I tăng tới 170%, được ông Trường lý giải là nhập để “chạy” giá, vì hiện tại và trong quý II, giá bông đã tăng từ 35-40%. Giá trị nhập vải, sợi phục vụ XK cũng tăng, trong khi các nguyên phụ liệu này chưa nội địa hóa được bao nhiêu từ trong nước và chất lượng cũng không đáp ứng được yêu cầu XK. Tương tự, với ngành hóa chất, theo ông Nguyễn Gia Tường, Phó TGĐ TĐ Hóa chất VN (Vinachem): XK của tập đoàn này chỉ chiếm 6% trong tổng doanh thu. “Hiện phần lớn vật tư, thiết bị nguyên liệu cho ngành hóa chất đều phải NK, sản xuất trong nước chưa đáp ứng được. Trong khi đó, ngành CN hóa dầu mới manh nha phát triển nên cung cấp nguyên liệu cho ngành hóa chất còn hạn chế”, ông nói. Với ngành giấy, 60% nguyên liệu bột giấy và sản phẩm giấy ngoại nhập đang trông chờ vào NK. Ông Lương Tấn Đức, Phó TGĐ TCty Giấy VN phân trần: “Ngành giấy đặt trọng tâm vào thị trường nội địa, thay thế sản phẩm NK, nhưng với hàng trăm triệu USD phải nhập bột giấy mỗi năm và cũng chừng ấy USD để NK giấy ngoại, thị phần của giấy trong nước đang bị thôn tính. Đó là chưa kể, ngay cả đến giấy loại, DN sản xuất cũng “thích” NK mà không thích thu mua trong nước, người dân không có thói quen thu gom giấy loại, cũng đang khiến sản phẩm này bị nhập siêu không đáng có”, ông Đức nói. Chính sách chậm đi vào cuộc sống Ông Ngô Văn Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) nêu một nghịch lý: Cách đây không lâu, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản giao Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch- Đầu tư rà soát các danh mục vật tư, thiết bị cơ khí đồng bộ trong nước đã sản xuất được, đề xuất biện pháp hạn chế NK đối với các thiết bị này, báo cáo Thủ tướng trong quý III/2008. Tuy nhiên, danh mục đã được trình, nhưng cho đến giờ vẫn chưa được ban hành, do chưa được một số bộ, ngành liên quan có ý kiến. Trong khi đó, liên quan đến việc NK thiết bị toàn bộ, hiện một số chủ đầu tư chọn nhà thầu nước ngoài không ràng buộc chặt chẽ đã khiến nhà thầu trúng thầu đưa thiết bị toàn bộ sang công trình. Điều đáng nói là nhiều công trình ximăng, nhiệt điện hiện nay, năng lực của các nhà sản xuất trong nước đã đủ sức chế tạo, song do đấu thầu trọn gói, nhà thầu ngoại đã giành quyền cung cấp toàn bộ thiết bị, chưa kể họ còn mang cả nhân công sang, giành việc của lao động VN. ng Trụ nói: “Đây chính là kẽ hở nhập siêu vô cùng lớn”. Ngược lại, ông cũng cho biết, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại VN đang rất có nhu cầu tìm nhà cung cấp thiết bị nội địa để giảm giá thành NK, tăng hiệu quả kinh doanh, nhưng “bói” không ra. Do năng lực của nhà sản xuất trong nước không đủ đáp ứng, hoặc không có thông tin về đối tác nên nhiều DN có năng lực đã không đầu tư công nghệ đến nơi đến chốn. Hệ lụy là tăng tỉ lệ nhập siêu !!). Ông Huỳnh Đắc Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) đặt câu hỏi: “Ngành hàng nào cũng cho rằng mình đã làm tốt chủ trương đẩy mạnh XK, kiềm chế nhập siêu, nhưng kết quả quý I/2010 là không tốt. Nhập siêu vẫn gia tăng, vậy mấu chốt ở đâu?”. Theo ông, để giải quyết căn cơ vấn đề nhập siêu, không thể bàn biện pháp tăng trưởng XK, hay hạn chế NK bởi xu thế hội nhập đã cận kề. Việc sử dụng các rào cản thương mại bị cho là vô cùng khó và VN chưa có kinh nghiệm. “Mấu chốt là phải xây dựng ngành CN phụ trợ phát triển để dần thay thế nguyên liệu NK, giảm gánh nặng nhập siêu”, ông nói. Tuy nhiên, nền CN phụ trợ VN xem ra khởi động đã lâu, nhưng vẫn chưa chuyển động, bởi còn đầy lực cản.

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/home/thieu-giai-phap-chien-luoc/20103/178762.laodong