Thổ 'nhức nhối' khi Mỹ tiếp tay gia tăng khủng hoảng

Vụ việc tấn công hộp đêm Instabul đã gây thêm nhức nhối với Thổ Nhĩ Kỳ khi cáo buộc rằng chính Mỹ là “kẻ đứng sau”.

Rối rắm vụ tấn công hộp đêm

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã từng đổ lỗi cho Mỹ tiếp tay cho cuộc đảo chính thất bại vào mùa hè năm ngoái. Khi Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị ám sát vào tháng trước, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đã cho rằng chính Mỹ đã đứng sau vụ việc. Và thêm một lần nữa, sau vụ tấn công hộp đêm tại Istanbul vào đầu năm mới đã giết hại khoảng 39 người, báo chí lại một lần nữa dấy lên tin đồn có bàn tay của Mỹ sau vụ việc.

Vụ tấn công hộp đêm Thổ Nhĩ Kỳ

Vụ việc hộp đêm Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn chưa rõ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nói vào hôm 4/1 rằng, họ đã xác định được đối tượng tấn công nhưng từ chối cung cấp thông tin chi tiết mặc dù bức ảnh về kẻ tấn công đã được thấy rõ qua camera.

Các quan chức cấp cao của Mỹ đã tiến hành điều tra. Các video đang được hồi phục. Một vài ý kiến cho rằng kẻ tấn công đến từ Uzbekistan chứ không phải Kyrgyzstan như dự báo trước đó.

Thậm chí trên Twitter, một luật sư người Thổ Nhĩ Kỳ đã viết: “Cho dù là bất cứ ai liên quan, vụ tấn công có thể là một hành động của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA)”.

Thổ Nhĩ Kỳ đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng khi liên quan đến nội chiến Syria. Tuy nhiên, điều này cũng không đẩy Thổ Nhĩ Kỳ đến gần hơn với NATO. Đảo ngược tình hình, Thổ Nhĩ Kỳ lại đi xa hơn với phương Tây khi đổ lỗi trách nhiệm về phí Washington và đến gần hơn với Moscow, thắt chặt quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir V. Putin về an ninh khu vực Syria.

Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ luôn đưa ra cảnh báo hàng ngày rằng: Mỹ đang có nhiều thông tin về vụ tấn công hộp đêm tại Instabul, Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã quy tội về Mỹ. Một thông tin khác lại cho hay lựu đạn mà tên tấn công sử dụng trong vụ việc hộp đêm là có trong quân đội Mỹ. Một cáo buộc khác là mưu đồ của Mỹ nhằm chia cắt Thổ Nhĩ Kỳ thành hai phe tôn giáo và không tôn giáo.

Mặc dù cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều xác định mục tiêu chung chống chủ nghĩa khủng bố, vụ tấn công hộp đêm vẫn được xác định là đòn bẩy giúp Thổ Nhĩ Kỳ tránh xa khỏi phương Tây khi mà nền dân chủ của nó được cho là mục nát giữa bối cảnh khủng hoảng gia tăng.

Các nhà phê bình cho hay, tất cả những điều này giống như một hiệu ứng hoang tưởng hoặc là độc đoán của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoga. Với vai trò đứng đầu đất nước, ông Erdoga đã là lý do khiến Thổ bị chia cắt. Đất nước trở nên “rạn nứt” sau mỗi vụ tấn công.

Trong khi mọi thứ dường như đang khó khăn trong chính quyền ông Obama khi đổ lỗi cho việc thao túng các kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm có lực lượng nhà nước hồi giáo IS, người Kurd… thì chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ lại tỏ ra hồ hởi khi hứa hẹn mở cửa và cải thiện quan hệ với Mỹ khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức.

“Mong muốn của chúng tôi trong chính quyền mới của Mỹ sẽ là kết thúc những hoài nghi. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bắt buộc chính quyền ông Trump phải chịu trách nhiệm với điều trước đó bởi vì tất cả sự việc là thời điểm của Tổng thống Obama”, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim nói.

Lo sợ và nhiều hoài nghi…

Giới quan chức Mỹ cũng báo động sự gia tăng của lực lượng chống Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ khủng bố. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho người Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ.

An ninh thắt chặt bên ngoài hộp đêm Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm 4/1

Liên tục các cuộc điều tra đã gây nên nhiều bất an trên các tuyến phố Istanbul khi thắt chặt hệ thống kiểm tra xe lưu thông, mở các cuộc khám xét tại nhà riêng hay hỗ trợ các thiết bị trực thăng tầm thấp để xiết chặt theo dõi.

“Người dân thực sự đang rất lo sợ. Họ sợ khi xuất hiện tại các khu vưc giải trí, chỗ đông người, trung tâm thương mại”, Aydin Engin, một nhà bình luận tại tờ báo Cumhuriyet nói.

Mỗi ngày trôi qua, cuộc sống người dân vô cùng hoảng loản bởi khói đen bao phủ, bạo lực và sợ tấn công bất ngờ.

“Mọi thứ đang phá bỏ đi trật tự. Mọi người cảm thấy e ngại với những gì họ muốn làm và bằng cách nào để làm những điều họ muốn”, Soli Ozel – một nhà quản lý tờ báo nói.

Thậm chí, một phóng viên lâu năm Thổ Nhĩ Kỳ Tugrul Eryilmaz cho hay: “Tôi chưa từng trải qua những vấn đề nào giống như hiện tại. Nhiều khi cảm thấy chính bản thân mình giống như diễn viên trong phim”.

Khi Thổ đang phải đối mặt với mối đe dọa khủng hoảng, đất nước vẫn còn chiến tranh bởi sự phân biệt tôn giáo, tầng lớp và tôn giáo. Những điều này được xem như là vấn đề nan giải trong cuộc khủng hoảng này.

“Thay thế cho việc đi tìm nguyên nhân của các vụ khủng bố và nỗ lực để chấm dứt tình trạng này thì ngay trong nội bộ lại luôn đổ lỗi cho nhau. Điều này sẽ tăng nhiều khả năng các cuộc khủng bố kéo dài trong thời gian tới”, ông Soner Cagaptay- chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện chính sách Washington nói.

(Theo Nytimes)

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/tho-nhuc-nhoi-khi-my-tiep-tay-gia-tang-khung-hoang-224817.html