Thơ, những cuộc đi tìm và thử thách

(TNTT&GT) Nỗ lực làm mới thơ cũng như mạnh dạn thể nghiệm những hình thức khác của thơ hiện đại để đem thơ đến gần hơn với bạn đọc luôn là trăn trở của những người tâm huyết với thơ.

Từ những thể nghiệm trình diễn bề mặt… Hội Nhà văn VN có vai trò to lớn trong việc tổ chức những sân khấu trình diễn thơ cho các nhà thơ trẻ ở Ngày thơ VN thời gian qua. Và một sự kiện khác cũng đang được những người yêu thơ đón đợi, đó là festival Thơ trẻ “Những nấc thang” tổ chức lần đầu tiên tại Huế vào tháng 6.2010. Thơ hôm nay có những chuyển động mà rõ ràng là thơ hôm qua không có Nhà thơ Phạm Nguyên Tường, Chủ tịch Hội Nhà văn Huế, giám đốc điều hành chương trình festival Thơ trẻ cho biết, chủ trương của ban tổ chức lần này là cố tìm ra những phương thức mới để đưa thơ trở lại gần hơn với công chúng. Anh nói thực ra trong lễ hội văn hóa Huế những lần trước đã từng có ba festival thơ được tổ chức, nhưng dành riêng cho sân thơ trẻ và những nhà thơ trẻ thì đây là lần đầu tiên. Đặc biệt hơn, các festival thơ đều duy trì được nội dung thơ kết hợp nghệ thuật sắp đặt và trình diễn. “Các nhà thơ trẻ được mời sẽ gửi cho ban tổ chức chương trình các ý tưởng làm việc của mình. Chúng tôi lưu ý họ nhấn mạnh vào yếu tố công chúng, làm sao đọc một bài thơ không còn đơn điệu, thụ động mà nhà thơ phải thực sự hòa mình vào đó và lôi cuốn khán giả”. Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Phó tổng biên tập tạp chí Sông Hương, thành viên ban tổ chức, cũng đồng tình với việc khám phá những góc độ khác cho thơ. “Người ta thường nói Huế chuẩn mực như sông Hương chậm chảy, nhưng với thơ, họ có một tình yêu vừa sâu vừa đằm. Trình diễn và sắp đặt thơ trẻ trong festival Huế có lẽ sẽ gây bất ngờ thậm chí tranh cãi với nhiều người nhưng chúng tôi ủng hộ những thể nghiệm”. Anh cho biết các nhóm thơ Ngàn năm Thăng Long, 360 độ C và các nhà thơ trẻ chuyên về trình diễn thơ như Huỳnh Lê Nhật Tấn, Đồng Chuông Tử, Chiêu Anh Nguyễn… là những kỳ vọng của ban tổ chức. Nhà văn Võ Thị Xuân Hà (ban sáng tác trẻ Hội Nhà văn VN) cho biết từ những mạnh dạn thể nghiệm sân chơi thơ trẻ trình diễn và sắp đặt trong Ngày thơ VN từ 2005 đến nay, người yêu thơ đã đánh giá cao mô hình này và bây giờ là không thể thiếu. Không chỉ các nhà thơ trẻ, nhiều nhà thơ cao niên như Dương Tường cũng sẵn sàng lên sân khấu nhập vai “câu chuyện thế hệ” với các bạn trẻ. Đó là những chuyển động mang không khí thơ hôm nay mà rõ ràng là thơ hôm qua không có… Ảnh: ngọc thắng Đến những giá trị thức tỉnh chiều sâu Sự thú vị của thơ chính là đa chiều, đa giác, đa góc độ khám phá. Khi thơ trình diễn sắp đặt cố gắng gây cảm hứng mới, tìm đến với độc giả từ góc nhìn xã hội thì ở phía cá nhân, các nhà thơ tiếp tục lặn sâu hơn, phủ triệt hơn với con đường đi của mình. Cá tính và độc đáo như Phạm Phú Hải với tập "Một hôm núi khóc" xuất bản sau khi anh mất đã đoạt giải thưởng thơ Bách Việt lần hai - 2010. Gần như một đời thơ khép kín, mà nhiều người cho rằng điên loạn, lại thâm trầm chảy một mạch thơ dữ dội đến kỳ lạ “Có bàn chân dài hơn con đường/Nên chân trời là những đốt xương/Của ai bỏ lại ngàn năm trước/Sửng sốt kêu lên tiếng dị thường…”. Và mỗi tầm ngắm lại thử thách “công phá” một bản lĩnh riêng. Như nhà thơ Nguyễn Duy vẫn một mình một cõi “Thơ ơi ta bảo thơ này/Để ta đi cấy đi cày nuôi thơ”. Ông hết đưa thơ lên lịch ảnh, lại chuyển sang vẽ thơ lên sàng, nia, rổ, rá. Và gần đây nhất ông có công chủ biên cùng nhóm nhà thơ Paul Hoover, Phạm Văn Ánh, Nguyễn Đỗ chuyển tập thơ chữ Hán “Về Côn Sơn” (Returning to Conson) của thi hào Nguyễn Trãi sang tiếng Anh, tự gạn đãi những giá trị đích thực của nền thơ Việt để đưa ra giới thiệu với bạn bè thế giới. Từ cái riêng đã nhập vào cái chung. Và sự quyến rũ của thơ chính là những “điểm chết” mà nhà thơ Đặng Đình Lưu đã chỉ ra, để rồi vượt lên và chinh phục “đỉnh núi” thử thách… Các nhà thơ đã nói gì? Chiêu Anh Nguyễn (TP.HCM) Lần đầu được mời tham gia festival Thơ trẻ Huế tháng 6 tới, tôi háo hức lẫn lo lắng. Từ lâu tôi vẫn nghĩ thơ là đề tài riêng tư khó chia sẻ với số đông nhưng chủ trương của ban tổ chức đã ngược lại. Tác phẩm của tôi là “Tự họa” cộng hưởng thơ, tranh và sân khấu. Tôi tin thế giới riêng của mình sẽ được mọi người chiêm ngắm và chia sẻ. Lần đầu được mời tham gia festival Thơ trẻ Huế tháng 6 tới, tôi háo hức lẫn lo lắng. Từ lâu tôi vẫn nghĩ thơ là đề tài riêng tư khó chia sẻ với số đông nhưng chủ trương của ban tổ chức đã ngược lại. Tác phẩm của tôi là “Tự họa” cộng hưởng thơ, tranh và sân khấu. Tôi tin thế giới riêng của mình sẽ được mọi người chiêm ngắm và chia sẻ. Lê Vi Thủy (Gia Lai) Thử thách của thơ cũng chính là thử thách của tâm hồn khi áp lực mưu sinh đè nặng trên vai những con người đô thị. Nhiều khi tôi thấy thơ thật phù phiếm. Khi cuộc sống đòi rõ tiếng, nhà thơ lại nói thầm với những khát vọng riêng mang. Nhưng đó là lửa thắp lên để những tâm hồn gần lại… Thử thách của thơ cũng chính là thử thách của tâm hồn khi áp lực mưu sinh đè nặng trên vai những con người đô thị. Nhiều khi tôi thấy thơ thật phù phiếm. Khi cuộc sống đòi rõ tiếng, nhà thơ lại nói thầm với những khát vọng riêng mang. Nhưng đó là lửa thắp lên để những tâm hồn gần lại… Huỳnh Lê Nhật Tấn (Đà Nẵng) Tìm và vì độc giả, theo tôi thơ sẽ có thêm công chúng. Với loại hình nghệ thuật nào cũng cần đáp ứng những “đại tự sự” cá nhân. Thơ cũng không nằm ngoài quy luật đó… Nhà thơ Phùng Tấn Đông (Quảng Nam) Tìm và vì độc giả, theo tôi thơ sẽ có thêm công chúng. Với loại hình nghệ thuật nào cũng cần đáp ứng những “đại tự sự” cá nhân. Thơ cũng không nằm ngoài quy luật đó… Trong chương trình thơ trẻ Hà Nội, tôi chú ý slogan “Chuyển động của cảm giác”. Theo tôi thơ hôm nay không dừng ở chuyển động cảm giác mà phải chạm đáy sâu tư duy. Có nghĩa cần ý thức sự thay đổi. Giữ gìn phẩm tính của thơ chính là không bất động mà sống động, tươi mới với những thể nghiệm. Đông Dương Nguyễn Hữu Hồng Minh

Nguồn Thanh Niên: http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/201016/20100418093822.aspx