Thời thế, thời phải thế!

Làng Nho đóng vai trò quan trọng trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam. Làng Nho không chỉ có đầy đủ uy quyền đối với các địa phương, mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến các đấng quân vương, đối với những sách lược họ soạn thảo để cai trị đất nước. Đó là do từ chính trị khi được hiểu theo quan điểm của Nho giáo là: Chánh đạo để cai trị đất nước.

Chữ đạo có rất nhiều nghĩa. Trong kinh tế, xã hội, đạo từ Hán- Việt có nghĩa là con đường để chúng ta đi lại; Trong văn hóa, chính trị, là quan niệm, thuyết hay học thuyết. Chính vì vậy, từ thời Xuân Thu cho đến đầu thế kỷ XIX, đạo Nho được chuyển thể từ đạo Khổng - Mạnh đã trở thành chánh đạo để cai trị đất nước của nhiều nước châu Á, trong đó có nước ta.

Như vậy, sự tồn tại của Làng Nho nước Việt, được xem như một cơ quan chính trị cao cấp ngày nay là một hiện thực khách quan trong một giai đoạn của lịch sử hay chỉ là những mẫu chuyện bên lề mà nhà văn Lãng Nhân sưu tầm được, rồi sau đó được ông thể hiện lại qua cuốn "Giai Thoại Làng Nho".

Để có thể có được một cái nhìn khái quát, tôi thiết tưởng chúng ta cần điểm lại một biến cố đã từng xảy ra cho các nhà Nho. Tần Thủy Hoàng. Sau khi lên ngôi hoàng đế, có chính sách: Đốt sách, giết học trò (đốt sách, chôn Nho). Theo đó, các nhà Nho của lục quốc bị ông ta bắt được bị tập trung về một chỗ bí mật rồi bị đem chôn sống, còn sách vở liên quan đến Nho giáo bị đốt.

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành đóng một vai trò cực kỳ hệ trọng trong hệ thống lý luận của Nho giáo. Quan điểm chính của Thuyết Âm dương Ngũ Hành là sự sống và vạn vật được tạo ra từ mối quan hệ Âm dương (trời, đất) với Ngũ Hành là năm nguyên tố căn bản gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Căn cứ trên cơ sở đó của thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà Nho giáo cho rằng sự tồn tại của mỗi cá nhân tùy thuộc vào số mệnh hay có sinh ắt có tử và được đạo Nho rút gọn qua câu: Sanh, Lão, Bệnh, Tử.

Sau khi Tướng Bạch Khởi thời Xuân Thu bên Tàu triệt hạ sức phản kháng của Nho giáo bằng cách chôn sống 40 vạn quân nước Triệu; Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách và chôn Nho. Trong số những nhà Nho bị đem đi chôn sống, có một người tên là Cao Tiệm Ly, nhờ vào việc giả mù mà ông ta thoát khỏi thảm án kinh hoàng này...

Họ Cao Việt Nam có Cao Bá Quát. Ông Cao Bá Quát là một bậc chân Nho, cho đến ngày nay vẫn còn lưu danh qua thành ngữ: "Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán". Năm 1802, sau khi triệt hạ được sức phản kháng của các lực lượng chống đối, mà không ít trong đó khởi phát từ sự lãnh đạo của các nhà Nho, Nguyễn Ánh lên ngôi vua với vương hiệu Gia Long. Trong thời gian này, có một giai thoại liên quan đến Làng Nho: Ngô Thời Nhiệm và Đặng Trần Thường là bạn từ hồi nhỏ, cùng học một thầy là Ngô Thời Sĩ, cha của Nhiệm

Lớn lên, cả hai đều đậu tiến sĩ và cùng làm quan cho nhà Lê (mạt). Nhiệm bỏ nhà Lê theo phò Tây Sơn. Khi Nhiệm theo quân Tây Sơn vào Bắc Hà thì Thường theo vua Lê chạy sang Tàu. Nhiệm Thuyết phục dụ dỗ Thường bỏ nhà Lê theo quy chiến thắng Tây Sơn để được hưởng vinh hoa phú quý, phải thức thời vụ mới là người tuấn kiệt... nhưng Thường không chịu. Sau khi nhà Lê đã hoàn toàn thất bại, Thường trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn. Vì thế khi bắt được Nhiệm, Thường nhắc lại chuyện xưa: "Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ái dễ biết ai". Nhiệm chống chế rằng: "Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế thế thời phải thế". Sau đó Nhiệm vị Thường đánh đến vong mạng.

Tổ tiên của Đặng Trần Thường là Đặng Trần Côn. Đặng Trần Côn là tác giả của cuốn "Chinh Phụ Ngâm" được viết bằng chữ Hán. "Chinh Phụ Ngâm" được phóng tác từ truyện Phan Trần bên Tàu, cho nên mãi đến sau năm 1802, không có một nhà Nho nào của nước Việt dịch cuốn "Chinh Phụ Ngâm" sang chữ Nôm, bởi vì theo quan niệm của Nho giáo: Đàn ông chớ nói Phan Trần /Đàn bà chớ nói Thúy Vân, Thúy Kiều.

Sau cái chết của Ngô Thời Nhiệm, Làng Nho cũng dần tàn lụi theo sự suy tàn của các triều đại phong kiến. Người Pháp đặt chân lên Việt Nam, Quốc ngữ (chữ Latinh) lên ngôi cùng sự có mặt của các nhà truyền giáo thì khái niệm "Làng Nho" cùng những ông đồ Nho dần dà bị xóa hẳn khỏi ký ức của người Việt Nam.

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/thoi-su-xa-hoi/thoi-the-thoi-phai-the-516004.bld