Thông tin khoa học mới

1. Những phát hiện độc đáo về rắn hai đầu

Ông Liu, người tỉnh Giang Tây,Trung Quốc mới đây mua 10 quả trứng rắn hổ mang về ấp khi nở có một con con có hai chiếc đầu rất cân xứng riêng biệt, đủ cả miệng mắt mũi. Khi mới sinh, mắt của chúng có màu mờ đục nhưng sau lần lột da đầu tiên mắt trở nên sáng hơn. Theo các chuyên gia về bò sát thì tại vườn thú San Diego, Mỹ có một con rắn hai đầu có tên là Thelma-Louise sống tới 20 năm, chúng đẻ được 15 con, tuy nhiên việc ăn mồi của chúng có nhiều khó khăn. Tất cả hai đầu đều đói, săn chung một con mồi và tranh nhau để được nuốt, thậm chí hai đầu này còn đánh nhau. Có thể đây là 2 cơ thể dính liền tại phần ngực hoặc thân và trong trường hợp này nọc độc của rắn hai đầu có thể cao gấp đôi so với rắn một đầu. 2. Cách trồng lê hình búp bê của người Trung Quốc Ông Gao Xianzhang ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc là người nổi tiếng khắp vùng về kinh nghiệm trồng các loại quả có hình thù theo ý muốn con người. Ví dụ như trồng lê có hình đức Phật hay hình búp bê. Đặc biệt là hình Đức Phật dùng cho mục đích tâm linh, thờ cúng. Kỹ thuật mang tính bản quyền này được ông Gao Xianzhang phát triển trong suốt 6 năm qua bằng cách dùng các khuôn mẫu có sẵn, có các vít kẹp bắt chặt ở mép. Vụ thu hoạch tới đây ông Gao Xianzhang có thể thu hoạch được trên 10.000 quả lê có hình dáng đẹp để xuất khẩu sang châu Âu, giá trung bình 10 USD/quả. Tương lai ông Gao Xianzhang sẽ cho ra đời những loại sản phẩm mới có hình dạng theo mong muốn của khách hàng, kể cả lê có hình dạng giống như ông vua nhạc Pop người Mỹ, Michael Jackson. 3. Phát hiện ra loài chuột nhảy, tai dài Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra loài chuột nhảy tai dài sống ở vùng núi Flames thuộc thành phố Turpan. Chuột nhảy tai dài (Jerboa), tên khoa học là Euchoreutes naso là loài gặm nhấm thuộc họ euchoreatonae. Có kích thước không cân bằng như tai dài, chân dài, thân nhỏ giống như động vật lai giữa Kangaroo với chuột hoặc thỏ. Nơi sinh sống chủ yếu của loài chuột này là vùng sa mạc Gobi, Nội Mông. Thức ăn này chủ yếu là côn trùng chứ không phải các loại củ quả, thực vật như các giống chuột truyền thống và được xem là loài động vật cực kỳ quý hiếm và có mức độ tuyệt chủng cao. 4. Chuột nhân bản từ tế bào da Các chuyên gia ở ĐH Jiao Tony, Thượng Hải (SJU) vừa nhân bản thành công ba con chuột từ tế bào da của chuột. Để tạo ra con chuột này, nhóm đề tài ở SJU đã sử dụng các tế bào da Pluripoten (PSC) đã được đặt lại chương trình để nó đóng vai trò giống như các tế bào gốc. Kết quả, tạo được 37 tế bào gốc và cho ra đời 3 con chuột nhân bản. 5. Thiết bị kiểm tra độ mặn thực phẩm Trung tâm phát triển Nông thôn (RDA) của Hàn Quốc vừa nghiên cứu và sản xuất thành công thiết bị kiểm tra độ mặn trong thực phẩm, có kích thước giống như một chiếc cặp nhiệt độ, chỉ cần nhúng vào bát thức ăn và chờ 3 giây nó sẽ hiện lên độ mặn thực phẩm trên màn hình và giúp con người điều chỉnh hàm lượng muối tiêu thụ cần thiết. Việc ra đời thiết bị nói trên được xem là giải pháp tối ưu giúp con người hạn chế tối đa lượng muối tiêu thụ hàng ngày, bởi theo thống kê, người Hàn Quốc ăn trung bình mỗi ngày khoảng 13,4 gam muối dưới dạng Natri (sodium) trong khi đó ngưỡng quy định của Tổ chức y tế thế giới (WHO) chỉ có không quá 5 gam. 6. Nhân bản thành công mèo phát quang Để phục vụ cho mục đích chữa các loại bệnh di truyền cho con người, mới đây các nhà khoa học Hàn Quốc đã nhân bản thành công những con mèo có khả năng phát quang. Đây là sản phẩm có chứa các gen protein có khả năng phát ra những ánh sáng huỳnh quang, đặc biệt là các chùm tia cực tím. Trong tương lai con người sẽ sử dụng kỹ thuật này để chữa những loại bệnh về di truyền, ước khoảng 250 loại bệnh mà con người mắc phải.

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/61/158/45/45/45/41188/default.aspx