Thông tin nông nghiệp mới

1. Khả năng nhận biết “anh em” của cây trồng

Một nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia ở ĐH Delaware, Mỹ vừa công bố cho hay mặc dù các loại cây trồng không có mắt, có tai nhưng chúng lại có khả năng nhận biết anh em rất tốt. Khả năng này của cây trồng được tập trung tại hệ thống nhận dạng ID nằm ở dưới gốc và các hóa chất mà chúng tiết ra. Phát hiện trên giúp con người hiểu sâu thêm về hệ thống cảm nhận (sensor) của cây trồng đồng thời hiểu sâu về những sự cố gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển để có những can thiệp kịp thời, nhất là khi được canh tác trên những vùng đất không thuận lợi hoặc trồng trong cùng một vùng đất thuận lợi, mà ở đó có những cây phát triển tốt, nhiều rễ, tạo ra những bụi lớn mang tính cạnh tranh còn những cây khác thì ngược lại. Ngoài ra, cũng qua nghiên cứu giúp các nhà khoa học hiểu thêm hiện tượng mắc bệnh ở quá trình canh tác độc canh, như thường gặp ở ngô hoặc các loại cây trồng khác. 2. Tạo ra bản đồ gen tổng hợp ở cây đậu đũa Trên tạp chí chuyên ngành PNAS của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ vừa đăng tải một thông tin cho hay, các chuyên gia ở ĐH California vừa hoàn thành một bản đồ gen tổng hợp hay còn gọi là bản đồ gen liên ứng (consensus genetic map) của cây đậu đũa nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu tạo ra giống đậu đũa và các loại đậu khác, đặc biệt là đậu tương, vừa có năng suất cao, chịu sâu bệnh lại có thể phù hợp với nhiều vùng đất khác nhau. Để tạo ra bản đồ gen này, các nhà khoa học đã sử dụng các công cụ giống như được áp dụng trong dự án giải mã gen người. Đây là bản đồ gen của 6 loại đậu đũa khác nhau, rất phong phú, đa dạng và chi tiết, bao gồm gần 1.000 chất tạo phân tử của toàn bộ hệ gen đậu đũa. Các chất tạo phân tử này được ví như đèn hiệu giúp cho các phương tiện giao thông tới đích được an toàn và được xem là công cụ rất hữu ích cho ngành nông nghiệp. 3. Tìm ra cơ chế ăn ít những vẫn tăng cân ở bò Việc lo đủ thức ăn cho trên 2 triệu con bò thuộc 68.000 trang trại ở Mỹ quả là vấn đền không đơn giản, nhất là trong bối cảnh giá thức ăn đang tăng mạnh như hiện nay. Để khắc phục tình trạng trên, các chuyên gia ở ĐH Missouri (MU) vừa nghiên cứu khám phá ra cơ chế ăn ít nhưng vẫn tăng cân ở bò, đó là việc phát hiện ra các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể của bò giúp nó sử dụng hiệu quả năng lượng từ thức ăn. Trong nghiên cứu này người ta đã tiến hành nghiên cứu hợp chất chính mà các tế bào sử dụng làm năng lượng, có tên là ATP. Theo đó, có những loài động vật tổng hợp ATP rất tốt, giúp chúng sử dụng năng lượng hiệu quả. Tăng cân nhanh trong khi đó lại dùng ít thức ăn hơn. Nếu áp dụng cơ chế này ở bò sẽ giảm được tới 40% chi phí thức ăn đầu vào mà vẫn tăng cân bình thường. Hiện nay các chuyên gia ở MU đang tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm hiểu chính xác các quá trình trên để từng bước đưa vào áp dụng cho các trang trại chăn nuôi ở khu vực. 4. Phương án mới giảm tích tụ thuốc trừ sâu trong cây trồng Tạp chí Hóa Nông của Hiệp hội hóa học Mỹ cho biết, các nhà khoa học Trung Quốc vừa tìm ra một loại hormone tự nhiên có thể ứng dụng cho các loại cây lương thực, giúp chúng hạn chế thấp nhất khả năng tích tụ các chất cặn thuốc trừ sâu, nhất là trong củ quả, hạt gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Loại hormone này có tên là brassinosteroids (BR) và qua thử nghiệm ở dưa chuột cho thấy có kết quả tốt. Theo đó, người ta đã đưa loại hormne BR vào cho dưa chuột rồi dùng các loại thuốc trừ sâu để phun, kể cả chloropyrifos (CPF) loại thuốc được dùng rất phổ biến. Kết quả, hormone BR đã khử được độc tố và cặn thuốc trừ sâu lưu lại trong thân và quả của nó trong khi đó hormone BR lại không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Theo số liệu thống kê, hiện nay nông dân trên toàn thế giới sử dụng trên 2,5 triệu tấn thuốc trừ sâu các loại bởi vậy giải pháp nói trên được xem là phương án tình thế rất khả thi giúp con người tránh xa những tác hại trực tiếp do sản phẩm thuốc trừ sâu gây ra.

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/61/158/2/107/107/41644/default.aspx