Thót tim cảnh tên lửa S-75 Triều Tiên phát nổ ngay trước mũi máy bay trinh sát SR-71 Mỹ

SR-71 Blackbird - máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới là niềm tự hào của không quân Mỹ nhưng lại là cái gai trong mắt Liên Xô (cũ) và Triều Tiên, cần phải 'nhổ'.

Tức giận vì Mỹ ngang nhiên cho máy bay SR-71 do thám không phận của mình, Triều Tiên đã phóng tên lửa phòng không đánh chặn, tuy nhiên cũng giống như Liên Xô, họ đã không thành công trong việc hạ gục loại máy bay này, quả tên lửa đã phát nổ trước khi chạm tới mục tiêu.

Trong suốt sự nghiệp hơn 3 thập kỷ của mình, kết thúc vào ngày 9/10/1999, không có chiếc SR-71 nào bị đối phương bắn hạ.

Mặc dù các lực lượng phòng không ở những nơi SR-71 xâm nhập đã rất cố gắng, nhưng không một máy bay chiến đấu hay tên lửa phòng không nào có thể bắt kịp tốc độ của SR-71 để bắn hạ nó.

Hình ảnh quả tên lửa phóng lên của Triều Tiên và phát nổ ngay trước mũi máy bay.

Theo War History Online, tháng 8/1981, một chiếc SR-71 được giao nhiệm vụ bay trinh sát trên bán đảo Triều Tiên để theo dõi các hoạt động quân sự của Bình Nhưỡng.

Hệ thống phòng không S-75 của Triều Tiên trong cuộc duyệt binh.

Khi bay máy bay Mỹ bay qua khu phi quân sự DZM, phi công Maury Rosenberg bất ngờ phát hiện tên lửa đất đối không của Triều Tiên bắn lên theo đường di chuyển của máy bay.

Phi công Maury Rosenberg bên cạnh chiếc phi cơ SR-71 của mình.

SR-71 là phi cơ tốc độ cao nhưng khả năng cơ động trong phạm vi hẹp khá hạn chế. Máy bay không thể thực hiện động tác vòng tránh tên lửa như các chiến đấu cơ thông thường.

Điều duy nhất mà phi công Rosenberg có thể làm là lái máy bay tránh càng xa tên lửa càng tốt. Động cơ Pratt & Whitney J58-1 cực khỏe giúp cho vận tốc của SR-71 lên tới mach 3,2 (3.530km/h).

Điều may mắn là khi máy bay thay đổi đường bay, tên lửa không bám theo mà bay thẳng lên theo quỹ đạo ban đầu.

Tên lửa đạt giới hạn tầm cao của nó và phát nổ cách SR-71 khoảng 1,6 đến 2,4 km. Trong hình là một chiếc SR-71 đang được lắp ráp.

Khoảng cách này nghe có vẻ an toàn nhưng với tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh, vụ nổ cách máy bay chỉ 2 giây. Nếu thời gian tên lửa phát nổ chậm hơn, máy bay sẽ gặp nguy hiểm.

Khi đó, Triều Tiên đã cố gắng bắn tên lửa thứ 2 vào SR-71 nhưng nhờ tốc độ nhanh, SR-71 đã thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm trước khi tên lửa bay đến.

Do trần bay quá cao, lên tới 27km, nên các phi công lái loại máy bay trinh sát này phải mặc bộ đồ giảm áp đặc biệt, tương tự như các phi hành gia vũ trụ.

Tốc độ cao đã giúp Blackbird thoát khỏi sự truy đuổi của tên lửa đối phương. Ngày nay, SR-71 tuy không còn hoạt động nhưng vẫn là phi cơ trinh sát huyền thoại của Không quân Mỹ cũng như thế giới mà chưa có máy bay nào thay thế xứng tầm.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/thot-tim-canh-ten-lua-s75-trieu-tien-phat-no-ngay-truoc-mui-may-bay-trinh-sat-sr71-my/738172.antd