Thú rừng quý hiếm đang bị tàn sát

(ĐSCT) Theo ngành kiểm lâm, tình trạng buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã (ĐVHD) là rất nhức nhối. Trước tình trạng trên, ngày 24-3-2010 Mạng lưới kiểm soát buôn bán động thực vật hoang dã (TRAFFIC) đã lên tiếng cảnh báo tình trạng tàn sát ĐVHD tại Việt Nam là rất nghiêm trọng.

149,3kg ngà voi vừa bị bắt giữ Tài xế Lê Văn Cường và chiếc xe BS: 29X-9797 là phương tiện chở ĐVHD NGỤY TRANG ĐỂ QUA MẶT CÔNG AN Đại diện Tổ chức TRAFFIC cho biết, tại Việt Nam quần thể voi đã suy giảm tới mức thấp nhất trong lịch sử, ước tính khoảng 150 con còn lại trong tự nhiên, mặc dù đã có lệnh cấm buôn bán ngà voi năm 1992. Số voi ít ỏi này còn đang bị đe dọa nghiêm trọng khi mới đây, khoảng 5 giờ sáng 19-3-2010 tại Km206 thuộc địa phận huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, lực lượng Cảnh sát giao thông tỉnh Quảng Ninh phát hiện xe ôtô BS: 29X-9797 cất giấu số lượng ngà voi cực lớn với trọng lượng lên đến 149,3kg (gồm 30 chiếc ngà còn nguyên vẹn và 15 đoạn đã bị chặt rời được cất ở cốp, sàn và nắp capô xe). Bọn chúng dùng thủ đoạn rất tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng. Lái xe là Lê Văn Cường (34 tuổi, quê Nghệ An) và bốn đối tượng đi cùng đã dùng mũ kê-pi của công an để ra phía trước xe ôtô. Tuy nhiên, do chiếc xe này vi phạm giao thông nên đã bị cảnh sát giao thông kiểm tra. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, số ngà voi trên được vận chuyển từ Nghệ An ra Móng Cái để mang sang Trung Quốc tiêu thụ. Theo nhận định của TRAFFIC, vụ án này cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia đang báo động về buôn bán ngà voi, nhất là khi loài này có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam. Hải Phòng được nhấn mạnh là một điểm trung chuyển phổ biến cho việc buôn bán các loài ĐVHD trong khu vực và cũng là nơi có những vụ bắt giữ nổi tiếng được nhiều người biết đến trong năm vừa qua. Ông Richard Thomas - điều phối viên TRAFFIC - cho biết, trên 130 quốc gia đang thảo luận về ngà voi tại hội nghị về Công ước buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đang diễn ra tại Doha, Qatar đã không chấp thuận cho hai nước Zambia và Tanzania bán ngà voi. Dù các chính phủ đều có thái độ cương quyết chống nạn buôn bán ngà voi, trên thế giới có nhiều vụ bắt giữ ngà voi thành công, nhưng loài động vật khổng lồ quý hiếm này vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng. THÚ RỪNG ÙN ÙN VỀ XUÔI Ngày 19-3-2010, lực lượng kiểm lâm bất ngờ ập vào kiểm tra căn hộ của ông Hồ Ngọc Huệ (số 37/4, đường Ống Nước, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TPHCM), phát hiện nhiều loại rắn đặc biệt quý hiếm (pháp luật nghiêm cấm buôn bán với mọi hình thức). Có 43kg ĐVHD đang được tàng trữ và chuẩn bị đem đi tiêu thụ gồm 3 con rắn hổ chúa (thuộc nhóm 1B) nặng 11kg, 8 rắn hổ mang nặng 8,5kg, 5 rắn hổ mèo nặng 5kg, 3 kỳ đà hoa nặng 9kg, một cua đinh nặng 9kg, 2 con cu ly nhỏ nặng 0,5 kg/con... Hồ Ngọc Huệ cho biết, vợ chồng họ buôn bán ĐVHD từ năm 2007 đến nay. Số ĐVHD trên được thu gom từ các nguồn trôi nổi trên thị trường, sau đó bán cho các quán nhậu. Tang vật trong một vụ buôn bán “chúa sơn lâm” Ngày 20-3-2010, trinh sát Phòng cảnh sát môi trường Công an TPHCM phối hợp với an ninh hàng không phát hiện một vụ vận chuyển 33 con tê tê Java trị giá nhiều trăm triệu đồng chuẩn bị lên đường bay ra Hà Nội. Tê tê được giấu kín đáo trong 11 kiện hàng được khai báo là ba ba. Nguyễn Viết Hùng (thường trú phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TPHCM) thừa nhận là người làm thủ tục đăng ký vận chuyển số tê tê Java này. Hùng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ liên quan đến số tê tê nói trên. Tê tê Java là loại ĐVHD quý hiếm thuộc nhóm IIB (nhóm động vật rừng nguy cấp, không được mua bán). Tại Hà Nội, mới đây cơ quan chức năng cũng phát hiện đối tượng bán hai con hổ là Nguyễn Thúy Mùi (SN 1959). Mùi khai đã mua hai con hổ con (khoảng 8kg) với giá 117 triệu đồng từ một người không quen biết tại Trúc Sơn, Hà Tây (cũ). Hai con hổ này được nuôi tại nhà đến khi mỗi con nặng khoảng 50kg thì Mùi bán cho Nguyễn Quốc Trượng với giá 320 triệu đồng. Mùi cùng Trượng và ba người khác đi tới nhà 49, đường 70, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội để bắt hổ bằng cách bắn thuốc mê. Hai con hổ được cho vào bao tải, “nhét” vào đuôi chiếc xe Zace BS: 29X-5613. Khi chiếc xe vừa rời khỏi nhà thì Cảnh sát môi trường, Công an TP. Hà Nội bắt giữ. Tay gấu trên đường tiêu thụ thì bị phát hiện Rắn hổ chúa suýt bị ngâm rượu Theo quy định hiện hành, buôn bán, vận chuyển thú rừng quý hiếm thì bị khởi tố hình sự. Tuy nhiên, việc buôn bán ĐVHD là siêu lợi nhuận nên các đối tượng bất chấp, vẫn lén lút hoạt động với đủ thủ đoạn tinh vi, liều lĩnh. Bọn chúng thường tập kết hàng ở những nhà trọ, khi bị động thì thuê ngay chỗ khác. Nếu công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã không được khẩn trương đẩy mạnh, thực hiện quyết liệt thì không xa nữa, nhiều loại thú quý hiếm sẽ tuyệt chủng.

Nguồn CA TP.HCM: http://www.congan.com.vn/?catid=707&id=51719&mod=detnews&p=