Thử so tài Falko Goetz với Calisto, Riedl

Trách nhiệm sau thất bại của SEA Games 26 thuộc về ai ? Xử lý thế nào ? Hay lại cứ để cái trách nhiệm chạy một vòng quanh rồi "lặn" mất ?

Trách nhiệm sau thất bại của SEA Games 26 thuộc về ai ? Xử lý thế nào ? Hay lại cứ để cái trách nhiệm chạy một vòng quanh rồi "lặn" mất ?

Có thể ông Goetz cần thêm thời gian để tìm hiểu BĐVN. Nhưng đó là chuyện của tương lai. Để nhìn lại thất bại của U23 VN ở SEA Games 26 và bàn riêng về vai trò của HLV Falko Goetz, chúng ta thử điểm lại màn "trình diễn" của những ông thầy ngoại trước kia của ĐTVN.

Người hâm mộ VN nhớ Calisto ? (Ảnh: Quang Minh)

HLV Tavares là nhà cầm quân ngoại quốc đầu tiên của BĐVN ở thời kì hội nhập trở lại. Chưa đầy 2 tháng huấn luyện, nhà cầm quân người Brazil đã trình làng hai đội tuyển Việt Nam 1 và Việt Nam 2 rực lửa ở cúp Độc Lập 1994. Đó là lí do 10 năm sau, VFF mời lại ông Tavares nhưng thất bại ở Tiger Cup.

HLV Karl Heinz Weigang, một kĩ sư người Đức từng làm việc ở Sài Gòn hồi thập niên 1960 và từng dẫn dắt tuyển miền Nam Việt Nam vô địch Merdeka Cup năm 1966, đã tiếp nhận ĐTVN vào năm 1995 và sau 4 tháng, ông đã làm nên lịch sử với chiến tích tại SEA Games 18 (1995). Ông Weigang chia tay đội tuyển sau thất bại ở Dunhill Cup 1997.

HLV Colin Murphy trở thành HLV trưởng của ĐTVN vào tháng 7/1997 và trong vòng chưa đầy 5 tháng, ông đã có chiếc HCĐ SEA Games 19 tại Jakarta, trong đó có trận hòa rực lửa 2-2 với đội chủ nhà Indonesia. Ông Murphy chia tay bóng đá Việt Nam vì không thích hợp áp dụng trường phái bóng đá Anh cho ĐTVN, nhưng không ai nói ông Murphy bất tài.

HLV Alfred Riedl đến Hà Nội giữa năm 1998. Cuối năm đó, ĐTVN đã đánh mất Tiger Cup vào tay người Singapore mà dư âm vấn còn kéo dài đến tận ngày nay. Ông Riedl đã lập vô số chiến tích cùng ĐTVN cũng như gắn liền với thất bại cay đắng ở Korat năm 2007. Sang Lào hay Indonesia, ông Riedl cũng đã khẳng định được chuyên môn.

HLV Calisto đến Việt Nam năm 2001, làm cho ĐT.LA. Tròn 1 năm sau, ông thành công ở Tiger Cup 2002 khi mà chất lượng của đội hình năm đó được đánh giá là rất thấp do chuyển giao thế hệ. Ông Calisto đã đem đến lối đá giàu bản sắc, bùng nổ cho ĐTVN và trình làng hàng loạt gương mặt mới cho BĐVN.

Dĩ nhiên, BĐVN cũng không thiếu những ông thầy ngoại yếu cả về chuyên môn lẫn tinh thần và phải nhanh chóng nói lời tạm biệt như Dido (2001) hay Letard (2002). Song, nhìn hiện tại, soi quá khứ để khẳng định rằng, năng lực của HLV là thứ dễ được bộc lộ nhất ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Ở một góc độ nào đó, ông Goetz cũng chỉ là người làm thuê kiếm tiền. Đổ hết lỗi cho ông cũng chưa hẳn đã đúng. Nhưng người chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn là HLV trưởng và cả những người thuê ông nữa. Nên nhớ, trong khoản tiền lương cho ông Goetz có một phần lấy từ nguồn ngân sách, nghĩa là tiền thuế. Và thất bại vừa rồi đã làm bốc hơi không ít tiền của của nhân dân.

Người Việt Nam có thể tiết kiệm từng Kw điện, từng ngàn đồng trong thời buổi giá cả leo thang hiện tại. Nhưng lẽ nào cứ mãi dửng dưng khi thấy những khoản tiền lớn bốc hơi mà không ai chịu trách nhiệm ?

Tin liên quan

Tổng hợp từ TT24h

Nguồn VTC: http://vtc.vn/thethao/200-311512/the-thao/thu-so-tai-falko-goetz-voi-calisto-riedl.htm