Tiền USD không 'của riêng' người Mỹ

Xu thế toàn cầu hóa ngày càng lớn, đẩy nhanh các hoạt động xuất-nhập khẩu giữa các nước, từ đó đã thúc đẩy mạnh mẽ sự lưu thông tiền tệ, trong đó USD là đồng tiền có sức ảnh hưởng rõ rệt nhất.

Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế có ảnh hưởng mạnh trên toàn cầu. Và đồng USD được xem là đồng tiền thanh toán chủ chốt trong hoạt động xuất nhập khẩu. USD tăng mạnh đang tác động đến mọi mặt của các nền kinh tế.

Mỹ là nước sản xuất tiền từ năm 1792 và những đồng tiền đầu tiên là tiền xu. Chúng được làm từ kim loại quý và mang giá trị thực tế. Mãi đến cuộc nội chiến năm 1862, Bộ Tài Chính Mỹ mới sản xuất tiền giấy, nhưng thực chất làm từ cotton. USD là tờ tiền lưu hành mạnh nhất ở Mỹ, các tờ 1 USD chiếm 45% lượng giấy bạc in bởi Cục In Ấn Hoa Kỳ.

Tiền USD vẫn chiếm ưu thế trên toàn thế giới

Sức mạnh nền kinh tế đã khiến sự lan tỏa của đồng USD trên toàn thế giới. Hiện nay, một số quốc gia còn sử dụng USD làm đơn vị tiền tệ chính thức, cho phép chi trả mọi giao dịch. Trên thực tế, không chỉ riêng người Mỹ, mà rất nhiều người dân, hay các doanh nghiệp đã xem đồng USD là một phương tiện dự trữ như vàng. Đồng USD dùng để thanh toán đến 45% lượng hàng trao đổi toàn cầu và chiếm tới 65% dự trữ ngoại tệ của các nước. Lãi suất đồng USD tương đối ổn định cũng là một điểm sáng để khiến người dân giữ đồng tiền này.

Vào thời điểm này, đồng đô la Mỹ vẫn là đơn vị tiền dự trữ hàng đầu, hầu hết trong đơn vị $100, phần lớn tiền USD đang ở ngoài Mỹ. Theo kinh tế gia Paul Samuelson, nhu cầu cho tiền đô la cho phép Mỹ giữ sự thiếu hụt trong xuất-nhập khẩu mà không dẫn đến sự suy sụp của đồng tiền.

Không lâu sau khi đồng euro (€; mã ISO 4217 EUR) được ra mắt như tiền mặt trong năm 2002, đồng đô la đã bị từ từ giảm giá trên thị trường quốc tế. Sau khi đồng euro lên giá trong tháng 3 năm 2002, việc thiếu hụt trong chi tiêu và thương mại của Hoa Kỳ ngày càng gia tăng. Bắt đầu từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 2005 đồng đô la lại lên giá nhanh chóng so với đồng euro. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại các nước sử dụng euro và sự phát triển kinh tế bị chậm lại tại các nước thuộc Liên Minh, đồng euro có thể bị xuống giá so với đồng đô la, tuy đồng euro vẫn giữ sức mạnh.

Vào năm 2015, theo số liệu thống kê, Trung Quốc là chủ sở hữu của kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, khoảng hơn 3.800 tỷ USD. Khoảng 70% số dự trữ này bằng USD, tính ra khoảng gần 2.700 tỷ USD. Quy ra vàng vào thời điểm tháng 9 năm 2014, khối dự trữ này tương đương khoảng 73 tấn vàng.

Về lý thuyết, khi đồng USD tăng lên sẽ là niềm hy vọng với các nhà xuất khẩu trên thế giới. Vì khi USD tăng đồng nghĩa với việc hàng xuất khẩu của các phần còn lại của thế giới sang Mỹ sẽ nhiều hơn.

Ưu thế của một đồng bạc là kết quả của nhiều yếu tố tích lũy từ lâu, trước hết vẫn là niềm tin vào khả năng trao đổi và tồn trữ giá trị. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, USD vẫn giữ vị trí số một là đồng tiền dự trữ khi thị trường tài chính Mỹ còn khỏe mạnh và chính phủ đảm bảo ngân sách chi tiêu trong mức chịu đựng được.

Trên thực tế, các nhà hoạch định chính sách của FED họp tại Washington nhằm tìm kiếm sự thịnh vượng cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, với vai trò quá to lớn trong hệ thống tài chính, những động thái của FED thường có tác động to lớn và khó lường lên nền kinh tế toàn cầu.

Mai An

Nguồn ANTT: http://antt.vn/tien-usd-khong-cua-rieng-nguoi-my-205858.htm