Tiếp nối Pháp, Đức và Áo cũng đã lên tiếng đòi bãi bỏ lệnh trừng phạt Nga

Đảng đối lập lớn nhất của Đức “Sự thay thế dành cho nước Đức” đã gửi cho chính quyền vùng Baden-Württemberg bản kiến nghị về sự cần thiết loại bỏ các lệnh trừng phạt chống Nga.

Đảng Sự thay thế dành cho nước Đức cho rằng chính lệnh trừng phạt Nga đã gây hậu quả tiêu cực với nền kinh tế Đức

Theo ý kiến của đảng đối lập Đức, các biện pháp hạn chế trong quan hệ với Liên bang Nga đã tác động tiêu cực đến chỉ số hiệu suất của Baden-Württemberg, là khu vực với nền kinh tế phát triển cao. Chẳng hạn, hơn 900 công ty đăng ký tại khu vực này có đại diện tại Nga. Và do tác động từ chính sách đối ngoại của Berlin với Nga, 42.000 người Đức đang có nguy cơ mất việc làm.

Trong toàn bộ các vùng của Đức thì Baden-Württemberg có chỉ số xuất khẩu cao nhất, 1/3 cư dân trong độ tuổi lao động của khu vực đang làm việc trong ngành xuất khẩu.

“Biện pháp trừng phạt chống Nga cần được dỡ bỏ, bởi những biện pháp đó quay trở lại chống chúng ta và có những hậu quả tiêu cực với nền kinh tế. Liên bang Nga là một trong những đối tác quan trọng của Baden-Württemberg, không nên để quan hệ thương mại với Nga bị sa sút,” bản kiến nghị nêu rõ.

Ông Stein đứng đầu bộ máy lãnh đạo của đảng đối lập thông báo rằng kiến nghị tương tự cũng sẽ được gửi đến nghị viện Liên bang Đức.

Bài liên quan

Hết sức chịu đựng, Quốc hội Pháp kêu gọi gỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế Nga
Trừng phạt kinh tế Nga là vô nghĩa
Nga không có ý định yêu cầu EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt
Thổ Nhĩ Kỳ ‘bốc hơi’ 12 tỷ USD mỗi năm vì lệnh trừng phạt của Nga

Theo kết quả cuộc khảo sát được tiến hành bởi Viện xã hội học Forsa theo đơn đặt hàng của Tạp chí Internationale Politik (Đức), hơn 70% người dân Đức ủng hộ việc hủy bỏ một phần hoặc hoàn toàn các lệnh trừng phạt chống Nga.

Tại Áo, chính quyền bang Lower Austria cũng đã lên tiếng kêu gọi gỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế mà EU đang áp dụng chống lại Nga. Theo các nhà chính trị địa phương, các lệnh trừng phạt này đã gây tổn hại đến các công ty địa phương.

Nga đã từng là một trong những thị trường lớn nhất của Lower Austia. Tuy nhiên, xuất khẩu của bang này sang Nga đã giảm 30% kể từ khi lệnh trừng phạt được áp dụng.

“Hai năm qua đã chứng minh rằng các lệnh trừng phạt đã không mang lại những kết quả đáng kể nào. Nhưng không may là chính những lệnh đó đã hủy hoại ngành nông nghiệp của chúng tôi. Tôi hi vọng là sau khi lệnh trừng phạt hết hạn vào cuối tháng Sáu, chúng tôi có thể đạt được thỏa thuận hợp tác với Nga,” ông Petra Bohuslav, thành viên hội đồng kinh tế địa phương ở Lower Austria, nói.

Trước đó, Quốc hội Pháp cũng đã bỏ phiếu thống nhất đề nghị Chính phủ nước này có tiếng nói yêu cầu EU gỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga, do nền nông nghiệp của Pháp cũng đã chịu thiệt hại nặng nề.

Nông dân Pháp biểu tình phản đối lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga

Trong khi nhiều nước có biểu hiện sẽ không đồng ý tiếp tục gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế chống lại nước Nga, Kiev đã sợ rằng EU có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga.

Thứ trưởng Ngoại giao Ukraina về vấn đề hội nhập châu Âu, bà Elena Zerkal, cho rằng các nước châu Âu đang trở nên ngày càng khó khăn để duy trì chính sách trừng phạt thống nhất trong bối cảnh sự kiện gần đây trong Quốc hội Pháp.
“Điều đó không tốt cho chúng ta. Điều đó thực sự cho thấy rằng có nguy cơ không tiếp tục được lệnh trừng phạt,” bà Zerkal nói.

Các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga hết hạn vào ngày 31 tháng Bảy. Vấn đề mở rộng lệnh trừng phạt sẽ được các nhà chức trách châu Âu thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh ngày 28-29 tháng Sáu.

Bảo Trâm

>> HẾT SỨC CHỊU ĐỰNG, QUỐC HỘI PHÁP KÊU GỌI GỠ BỎ LỆNH TRỪNG PHẠT KINH TẾ NGA

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/tiep-noi-phap-nguoi-duc-va-ao-cung-da-len-tieng-doi-bai-bo-lenh-trung-phat-nga.html