Tiểu hành tinh khổng lồ lao sát Trái Đất đêm nay: Chuyên gia thiên văn Việt nói gì?

Ngày 19/4, một tiểu hành tinh rộng khoảng 400 m sẽ băng ngang Trái Đất với khoảng cách gần nhất chỉ khoảng 1,8 triệu km. Về vấn đề này, PV VTC News đã phỏng vấn ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam.

- Hôm nay, một hành tinh tên 2014 J025 có kích thước rộng hơn 400 m sẽ băng ngang Trái Đất. Sự kiện này có ý nghĩa thế nào đối với những người yêu thiên văn học ở Việt Nam?

Theo tôi được biết, hàng tuần các tiểu hành tinh nhỏ vẫn thường di chuyển qua Trái Đất với khoảng cách còn gần hơn. Tuy nhiên, tiểu hành tinh 2014 J025 được khám phá năm 2014 có lẽ là tiểu hành tinh lớn nhất từng đến sát Trái Đất kể từ năm 2004 đến nay.

Vào thời điểm 2014, J025 ở gần Trái Đất nhất, khoảng cách của nó với hành tinh chúng ta bằng 4 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Sự kiện này này đối với các nhà khoa học không có gì đặc biệt nhưng đối với những người quan sát nghiệp dư sẽ có sự tò mò nhất định.

- Với kích thước lớn như vậy, liệu hành tinh 2014 J025 có gây nguy hiểm đến Trái Đất?

Đây là cuộc tiếp cận với khoảng cách rất gần giữa một tiểu hành tinh có kích cỡ lớn như thế với Trái Đất chúng ta. Tuy nhiên, không thể xảy ra hiện tượng tiểu hành tinh này sẽ va đập với Trái Đất. Đồng thời, tôi cũng khẳng định là không có nguy hiểm gì cho Trái Đất.

- Nếu bỏ lỡ dịp quan sát hành tinh 2014 J025 trong đêm nay, phải mất bao lâu nữa người yêu thiên văn mới có thể gặp lại sự kiện tương tự?

Hành tinh 2014 J025 sẽ băng ngang Trái Đất vào đêm nay.

Nếu bỏ lỡ quan sát hành tinh khổng lồ 2014 J025 lao sát Trái Đất đêm nay, phải đến năm 2027 chúng ta mới gặp lại hiện tượng tương tự.

Nếu bỏ lỡ quan sát hành tinh khổng lồ 2014 J025 lao sát Trái Đất đêm nay, phải đến năm 2027 chúng ta mới gặp lại hiện tượng tương tự.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn

Thông tin từ Nasa cho biết, đến năm 2027, một tiểu hành tinh có tên 199-AN10 sẽ lao ngang Trái Đất với khoảng cách chỉ 380.000 km (tương đương khoảng cách từ Trái đất đến Mặt Trăng). Sau khi băng qua Trái Đất, tiểu hành tinh này sẽ tiếp tục lao ngang Sao Mộc rồi di chuyển về trung tâm của Hệ Mặt Trời.

Nhờ vào kích thước và quỹ đạo di chuyển của tiểu hành tinh này, ngay cả những người quan sát thiên văn nghiệp dư cũng có thể xem được tiểu hành tinh này bằng kính viễn vọng nhỏ.

- Vậy thời gian, vị trí đắc địa để quan sát hành tinh 2014 J025 này thế nào?

Hành tinh này sẽ di chuyển tới gần Việt Nam và một số nước Châu Á nhất trong khoảng thời gian đêm 19/4 và rạng sáng 20/4. Người muốn quan sát ngoài có kính thiên văn "xịn" còn cần phải có kinh nghiệm quan sát, biết sử dụng phần mềm công nghệ để đo chính xác tọa độ, vị trí để quan sát. Những người sử dụng ống kính thiên văn nghiệp dư dưới 8 inch thì hoàn toàn không có cơ hội quan sát thấy.

Đó là còn chưa kể đến điều kiện qua sát cần thời tiết tốt, không khí trong lành. Với khói bụi, ô nhiễm như ở Hà Nội, tôi nghĩ chúng ta sẽ rất khó để quan sát thấy.

- Nếu quan sát thấy, hình ảnh của 2014 J025 sẽ thế nào?

Nếu có quan sát thấy cũng chỉ là những hình ảnh rất mờ. Ảnh chụp ở một số trang mạng chỉ mang tính tượng trưng còn thực tế nó khá mờ và tối.

Tuy nhiên, những người yêu thiên văn cũng không nên quá thất vọng vì trong ngày 19/4, sao chổi PanSTARRS cũng sẽ di chuyển gần đến Trái Đất với khoảng cách an toàn là 175 triệu km. Sao chổi này có thể được quan sát trên bầu trời lúc hừng đông với ống nhòm hoặc kính viễn vọng nhỏ.

Xin cảm ơn ông!

>>> Đọc thêm: Phát hiện 'đàn sinh vật' ngoài hành tinh

Video: NASA phát hiện 7 hành tinh có sự sống giống Trái Đất

Kim Thược

Thích và chia sẻ bài viết này trên:

Nguồn VTC: http://vtc.vn/xa-hoi/tieu-hanh-tinh-khong-lo-lao-sat-trai-dat-dem-nay-chuyen-gia-thien-van-viet-noi-gi-d317167.html