Tiêu sư và những điều kiêng kị phải trả bằng máu trên giang hồ

Đã bước chân vào chốn giang hồ, , của Tiêu cục. Nếu vi phạm hoặc phản bội, tiết lộ bí mật hợp đồng… có lẽ cái giá phải trả sẽ rất đắt, và hầu như không có cơ hội làm lại.

Ngoài những quy định nội bộ, khi ra ngoài còn vô số các quy tắc cũng vô cùng khắc khe khác như: Tiêu sư phải kiêng nói liến thoắng, lúc ăn uống ở quán hàng, đĩa thức ăn bày ở chỗ nào phải để đúng chỗ ấy, người xê dịch là phạm quy.

Với người không quen ở trước mặt, dù đối phương có nói tiếng lóng cũng phải dùng hai chữ “khải đẩu” (dập đầu làm lễ) để tỏ lòng tôn kính. Thấy đối phương có những cử chỉ thách thức cũng không được lộ chân tướng đang che giấu.

Địa vị cao nhất trong giang hồ là không hề để ý đến việc nói tiếng lóng mà lấy ơn nghĩa đãi người, đến đâu cũng nâng đỡ người theo phương châm “kính hiền hạ sĩ”. Ví như có kẻ khoét vách vào nhà vẫn có thể bảo: “Huynh đệ hãy đào rộng thêm chút nữa, rồi dùng điền tử (thương) mà quét, dùng phiến tử (đao) mà cạy”. Hoặc bảo: “Huynh đệ à, đèn lồng nâng cao lên một chút, chúng tôi ở đây là lầu xanh bằng cỏ vàng thôi”. Những câu “nhắc khéo” này hàm ý muốn bảo đối phương nhìn xa thêm chút nữa, nên “đi chỗ khác kiếm ăn”, chỗ chúng tôi đây chẳng có tiền tài gì đâu.

Khi tới địa phương khác, rất nhiều mối đe dọa luôn thường trực trên đường, nhiều khi là những dấu hiệu cảnh báo, đôi khi lại có những người lạ cất lên những câu hỏi rất vu vơ. Nếu như trên đường bỗng có người hỏi: “Bạn ơi, cái mũ của bạn thật tốt quá, mua ở đâu vậy?” thì phải hiểu rằng người ta không khen cái mũ mà ngầm dò hỏi mình từ đâu đến, dọa dẫm “lấy đầu” của mình để cướp của. Lập tức phải đáp: “ Của bạn bè gửi cho thôi”, có ý là ta là tiêu sư, đang đi áp tải hàng, chớ có động vào bởi ta còn có nhiều huynh đệ đồng hành, hoặc ta là một cao thủ không muốn xưng danh. Bất kể câu hỏi lạ thế nào cũng phải dùng lời lẽ như vậy để trả lời.

Hoặc đang đi đường, nếu thấy trên đường có ống phun khói do đốt cỏ mục, có thể nói vọng “Bạn ơi, đốt thêm nữa đi, khói quá. Chúng ta cùng nhà cả, qua chẳng nổi”. Sau đó dùng chân đá ống sang bên rồi điềm tĩnh bước qua, vì đối phương nhất định sẽ nấp gần đâu đó nhòm xem anh có làm theo đúng luật hay không?

Đó chỉ là những thử thách nhỏ trong hàng ngàn thử thách, cạm bẫy mà các tiêu sư phải đối phó khi dấn bước giang hồ, bảo vệ hàng hóa.

Nguồn YTT: http://www.tinthethao.com.vn/news/165/315798/Tieu-su-va-nhung-dieu-kieng-ki-phai-tra-bang-mau-tren-giang-ho