Tìm hiểu về dù lượn tại Việt Nam

Nhân ngày mưa gió. Mình xin chia sẻ với các bạn về môn chơi của mình, môn này có từ khá lâu trên thế giới và xuất hiện ở VN được 20 năm nhưng bắt đầu phát triển mạnh khoảng chục năm trờ lại đây. Tuy là phát triển mạnh nhưng vẫn còn khá mới mẻ đối với Việt Nam vì thế mình viết bài chia sẻ với các bác về bộ môn này.

Trước tiên mời các bác xem qua 2 video để tìm lấy hứng khởi để đọc bài vì bài hơi dài:

Dù lượn là một môn thể thao mang rất nhiều yếu tố mạo hiểm. Nhưng nó lại là một môn thể thao cảm giác mạnh mà khi đã "sa chân" thì sẽ yêu mến nó mà không dứt ra được.

Lịch sử

Dù lượn, tiếng Anh gọi là Paragliding là một môn thể thao hàng không giải trí nhưng cũng không kém phần cạnh tranh mang tính chuyên nghiệp.

Dù lượn là hình thức bay tự do, cất cánh bằng chân. Phi công ngồi vào một ghế ngồi được may bằng những dây đai bền chắc (đai ngồi) bên dưới một cánh dù làm bằng vải, được bơm căng đầy không khí để giữ hình dáng khí động học nhờ vào áp lực không khí khi dù di chuyển tràn vào các "xoang dù".

Năm 1954, Walter Neumark có ý tưởng khi cho rằng có thể cất cánh bằng chân khi chạy trên một con dốc với một cánh bằng vải. Sau đó một vài vận động viên leo núi đã dùng cách này để lao xuống núi cho nhanh tay vì leo xuống tại dãy núi Alps, Thụy Sỹ

Năm 1961, Pierre Lemoigne – một kỹ sư pháp cải tiến chiếc dù của lính dù (para-commander) bằng cách cắt bớt một phần phía trước và bên hông của một dù tròn, và có thể kéo lên cao nhờ dây thừng, ngày nay được gọi là dù kéo (parasailing)

Năm 1964, Domina Jalbert – một người Mỹ phát minh ra chiếc dù vuông thể thao mà ngày nay các vận động viên môn rơi tự do vẫn dùng, cấu tạo gồm những xoang khí khi may hở phần trước và đóng phần sau của 2 lớp dù với các vách ngăn. Khi bay dù căng lên giữ biên dạng cho cánh dù tương tự như biên dạng cánh máy bay, được gọi là dù vuông thể thao "parafoil", các loại dù sau này dùng phương pháp bơm căng bằng không khí như vậy gọi là loại dù "ram air"

Trong cùng thời gian đó (1965), David Barish người Mỹ lại nghiên cứu và phát triển một dạng cánh dù (loại sail-wing) cho phép tàu con thoi của NASA có thể đáp xuống mặt đất đúng điểm, sau đó ông áp dụng cho việc lượn cặp theo dốc cho môn trượt tuyết nhưng không gặt hái thành công.

Tháng 6 năm 1978, Jean-Claude Bétemps, André Bohn và Gérard Bosson – 3 người Pháp, lấy cảm hứng từ cuốn sách do Dan Poynter viết về sail-wings, đã may một loại dù mới dễ dàng bơm căng khí khi chạy theo một triền đồi. Thử nghiệm bởi Bétemps khi cất cánh tại Pointe du Pertuiset, Mieussy, Pháp thì chỉ bay được 100m. Nhưng sau đó Bohn thử nghiệm lại thì bay được 1000 m, môn Dù lượn từ đó chính thức ra đời.

Kể từ những năm đầu của thập niên 80, các tiến bộ về vật liệu, công nghệ và tính toán đã làm cho dù lượn dần dần thu hút được rất nhiều người quan tâm và tham gia. Giải vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại Kossen, Áo năm 1989.

Du nhập vào Việt Nam

Ở Việt Nam dù lượn được du nhập vào năm 1995 do 2 phi công người nước ngoài mang vào, và có anh Phạm Duy Long là một người đam mê hàng không đã đi theo 2 phi công đó để học bay, từ đó thành lập ra câu lạc bộ dù lượn tại Việt Nam, và từ đó đến nay phát triển thành các câu lạc bộ trên cả nước.

Cấu tạo và cách hoạt động
Về dù thì có nhiều loại nhưng ta tạm chia thành các nhóm sau: Dù lượn, dù nhảy và dù kéo cano Điểm khác nhau cơ bản là dù lượn thì bay trong không khí, trong điều kiện lý tưởng thì dù rơi với vận tốc 1-1.2m/s và có tốc độ tiến và có thể bay lên được Dù nhảy là phải lên độ cao nhất định và phải đi bằng máy bay ( hiện nay có nhiều biến thể của dù nhảy có thể nhảy từ điểm cố định như tòa nhà, vách núi cao... nhưng ta không nói tới mà nói tới cái cơ bản của dù nhảy) và dù nhảy làm giảm tốc độ rơi của vận động viên xuống (dù nhảy có vận tộc rơi 5-6m/s ) và không thể bay lên được Dù kéo cano là dù cải tiến từ dù nhảy thường dùng cho các hoạt động giải trí ở bờ biển. Tóm lại dù lượn là 1 thiết bị bay và người điểu khiển nó ( được gọi là phi công) phải học các kĩ năng cũng như khả năng phân tích địa hình, thời tiết của hàng không để có thể bay lâu và bay an toàn.

Nguyên tắc bay

Không khác các máy bay khi cất cánh, dù cũng cất cánh và hạ cánh ngược gió.
Dù lượn có thể bay hàng giờ trên không và vì không có động cơ nên dù lượn bay dựa vào các yếu tố sau:
Khi mặt trời đốt nóng mặt đất, những cột không khí nóng nhẹ hơn sẽ bay lên cao tạo thành những cột khí nóng (thermal) Khi gió thổi trực diện vào một vách núi, không khí chuyển hướng từ dưới lên trên tạo lực nâng theo dòng không khí giúp dù duy trì độ cao, lực nâng theo vách núi này không thể đưa dù lên cao như kiểu nâng theo cột khí nóng. Được gọi là bay theo vách núi (ridge soaring) Những kỷ lục
Bay xa: ngày 14 tháng 12 năm 2008, kỷ lục thế giới được xác lập bởi thành tích của Nevil Hulett người Nam Phi, với độ dài đoạn đường là 502,2 km trong 7 giờ 39 phút, địa điểm bay tại Nam Phi . Kỷ lục trước đó là 461.6 km do Frank Brown, Marcelo Prieto và Rafael Monteiro Saladini người Brazil lập ở Brasil vào ngày 14 tháng 11 năm 2007. Bay cao: kỷ lục thế giới được công nhận chính thức là 4526m so với mực nước biển của một người Anh tên Robbie Whittal xác lập ngày 06 tháng 01 năm 1993 tại Branvlei, Nam Phi. Nhưng sau đó có rất nhiều người đã phá kỷ lục này nhưng không đăng ký thành kỷ lục. Ngày 14 tháng 02 năm 2007, một phi công nữ của Đức tên Ewa Wisnierska đạt độ cao 9947m so với mực nước biển trong một tình huống gặp sự cố khi đang bay gần một đám mây và bị hút lên cao do. Sau khi bị hút vào đám mây này, phi công đã bất tỉnh do thiếu oxy và vì lạnh khi cô ta gần như bị đóng băng trên cao độ này. Nhưng thật may mắn là cô ta sống sót và hạ cánh. Một phi công Đài Loan bay chung và cũng gặp tình huống tương tự nhưng lại không may mắn như Ewa.

Về thiết bị bay

Ngoài dù để bay ra thì phi công cần trang bị các thiết bị sau để bay:
Đai ngồi (Harness) Thiết bị để kết nối phi công với cánh dù và để phi công ngồi thoải mái trong khi bay GPS: Để ghi lại tracklog cũng như giúp phi công xác định được độ cao, tọa độ, không phận và đường bay khi bay đường dài Vario ( máy đo độ leo) giúp phi công xác định và tìm được vùng có lực nâng trong không khí Radio: Để liên lạc cũng như chỉ huy cho phi công tập sự La bàn ( thường tích hợp sẵn trong GPS)
Về tập bay

Trước hết các học viên cần tập cất cánh ở mặt đất, thường là một đồi nhỏ có độ dốc vừa phải để giả lập như tình huống bay thật trên núi.

Hình ảnh tập mặt đất tại Việt Nam ( Địa điểm trên là một ngọn đồi tại Thạch Thất Hà Nội)

Tập cất cánh

Trung bình sau 7-10 buổi tập mặt đất học viên sẽ được kiểm tra và cho bay ở đồi thấp để làm quen với độ cao, sau khi hoàn thành học viên sẽ được bay cao chuyến đầu tiên dưới sự điều khiển của huấn luyện viên và trở thành phi công tập sự.

Sau khoảng 50 giờ bay với sự giám sát của huấn luyện viên và học đủ các kĩ năng về điểu khiển dù, xử lý tình huống cũng như kiến thức về hàng không phi công tập sự sẽ được kiểm tra, khi vượt qua mọi bài kiểm tra sẽ trờ thành phi công độc lập có thể tự bay trong mọi tình huống và điều kiện.

Về an toàn bay

Nói về lĩnh vực này thì rất sâu nhưng mình tóm tắt vài ý chính:
Phi công phải có đầy đủ các thiết bị bảo hộ an toàn như giầy, găng tay, mũ bảo hiểm Phi công phải nắm chắc về khí tượng cũng như các vùng nhiễu động do địa hình tạo thành nếu không có thể gây xẹp dù và rơi, lúc đó cách duy nhất là sử dụng dù phụ ( dù tròn tương tự như dù nhảy từ máy bay) Phi công phải nắm rõ và tuân thủ luật bay (nguyên tắc tránh nhau, nguyên tắc bay ưu tiên, không ưu tiên...) trong khi bay Các điểm bay tại Việt Nam

- Phía Bắc:
+ Núi Viên Nam - Thạch Thất - Ba Vì - Hà Nội
+ Núi Đồi Bù - Lương Sơn - Hòa Bình ( giáp Thạch Thất Hà Nội)
+ Đèo Khau Phạ - Mù Cang Chải
+ Tà Xùa - Sơn La
+ Bái Nhạ - Hòa Bình
+ Linh Trường - Hoằng Hóa - Thanh Hóa
+ Núi Nưa - Triệu Sơn - Thanh Hóa
+ Tây Yên Từ - Mạo Khê - Quảng Ninh

- Miền Trung:
+ Bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng
+ Núi Phước Tường - Đà Nẵng
+ Đèo Hải Vân
+ Núi Chín Khúc - Nha Trang
+ Đèo Khánh Vĩnh - Nha Trang

- Miền Nam
+ Hòn Hồng - Phan Thiết
+ Núi Langbiang - Đà Lạt

Câu lạc bộ tại Hà Nội:
Clb Vietwings Hanoi: https://www.facebook.com/vwshn?ref=ts&fref=ts

Source

CLB Dù lượn Hà Nội : HNPG

Một số hình ảnh

Bay đôi

Những ai muốn trải nghiệm cảm giác bay, có thể bay đôi với phi công giầu kinh nghiệm và không cần phải học hay biết về dù lượn, bạn có thể bay và tự do chụp ảnh ngắm nhìn cảnh bên dưới, thú vị hơn nhiều so với ngồi máy bay

Nguồn Tinh Tế: http://tinhte.vn/threads/tim-hieu-ve-du-luon-tai-viet-nam.2492458/