Tìm về cổ tự Phù Dung gắn với giai thoại 'nàng Ái Cơ trong chậu úp'

Chùa Phù Dung còn có một tên gọi khác là chùa Phù Cừ, nằm dưới chân núi Bình San, phường Bình San, thành phố Hà Tiên, Kiên Giang. Là một trong những cổ tự của miền đất Hà Tiên, bên cạnh lối kiến trúc đặc trưng, chùa Phù Dung còn hấp dẫn du khách bởi câu chuyện tình của ngài Tổng trấn và 'nàng Ái cơ trong chậu úp'.

Theo một số tư liệu, Phù Dung là nàng thơ Nguyễn Thị Xuân (Dì Tự), một thành viên nữ duy nhất trong thi đàn Chiêu Anh Các, do nhà thơ Mạc Thiên Tích thành lập năm 1736. Mạc Thiên Tích là tác giả của tập thơ “Hà Tiên thập cảnh”. Ông là con cả của Tổng trấn Mạc Cửu, người đầu tiên khai phá và gây dựng nên mảnh đất Hà Tiên.

Trải qua bao biến đổi, giờ đây trên nền đất cao ráo nơi chân núi Bình san là một ngôi cổ tự khá khang trang với kiến trúc cổ kính. Ảnh: Trúc Nhã

Trải qua bao biến đổi, giờ đây trên nền đất cao ráo nơi chân núi Bình san là một ngôi cổ tự khá khang trang với kiến trúc cổ kính. Ảnh: Trúc Nhã

Sau khi cha mất, Mạc Thiên Tích tiếp tục sự nghiệp và được chúa Nguyễn phong chức Đô đốc trấn Hà Tiên. Tình yêu của Mạc Thiên Tích và nữ sĩ Nguyễn Thị Xuân ngày càng trở nên thắm thiết và ngài Đô đốc đã rước nàng Xuân ở tuổi hai mươi về dinh lập Ái cơ thứ phi.

Câu chuyện tình về “nàng Ái Cơ trong chậu úp” về sau đã trở thành nguồn cảm hứng cho nghệ thuật. Năm 1959, vở cải lương “Áo cưới trước cổng chùa” được nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà chắp bút và tạo được tiếng vang trong giới nghệ thuật sân khấu. Ảnh: Trúc Nhã

Câu chuyện tình về “nàng Ái Cơ trong chậu úp” về sau đã trở thành nguồn cảm hứng cho nghệ thuật. Năm 1959, vở cải lương “Áo cưới trước cổng chùa” được nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà chắp bút và tạo được tiếng vang trong giới nghệ thuật sân khấu. Ảnh: Trúc Nhã

Tình thơ càng mặn nồng bao nhiêu thì nàng Ái cơ càng bị người vợ cả của Mạc Thiên Tích là Hiểu Túc phu nhân ghen tuông, rắp tâm chờ thời cơ hãm hại. Đợi đến ngày chồng đi kiểm tra các đồn bốt dọc biên giới, Hiếu Túc phu nhân bí mật ra lệnh cho người bắt Ái cơ, đem nhốt vào trong cái chậu sứ lớn úp xuống. Đây là cái chậu quý hứng nước mưa bấy lâu nay trong dinh thự để ở ngoài sân. Nàng Ái cơ bị bịt miệng không thể kêu.

Không chỉ là một nơi du lịch tâm linh, mà nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính trầm mặc hài hòa với thiên nhiên. Ảnh: Trúc Nhã

Không chỉ là một nơi du lịch tâm linh, mà nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp cổ kính trầm mặc hài hòa với thiên nhiên. Ảnh: Trúc Nhã

Lúc Mạc Thiên Tích trở về, thấy trời đang mưa mà sao chậu to không ngửa lên hứng nước, ông bèn truyền lệnh giở chậu ra thì phát hiện nàng Ái cơ đang thoi thóp, nhưng may mắn hãy còn cứu kịp. Tuy thoát chết, nhưng Dì Tự trở nên chán chường sự thế, bèn xin Mạc Lịnh công cho phép đi tu. Trước sự tình ngang trái đó, ngài Tổng binh không còn cách nào khác, đành chiều ý, cất một ngôi am tự cho Ái cơ của mình tu hành.

Sau lưng ngôi chính điện, qua một khoảng sân nhỏ, du khách sẽ gặp một tòa lầu gác cao hai tầng có tên gọi “Ngọc Hoàng bửu điện”, nơi đây thờ Ngọc Hoàng thượng đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu. Ảnh: Trúc Nhã

Sau lưng ngôi chính điện, qua một khoảng sân nhỏ, du khách sẽ gặp một tòa lầu gác cao hai tầng có tên gọi “Ngọc Hoàng bửu điện”, nơi đây thờ Ngọc Hoàng thượng đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu. Ảnh: Trúc Nhã

Bên am tự, ngài cho đào ao, trồng hoa sen trắng, để kỷ niệm mối tình xưa. Đến khi bà qua đời, Mạc Lịnh công cho xây ngôi mộ kiên cố, cấu trúc theo hình cái chậu để tỏ lòng tưởng nhớ đến giai nhân đã vì ông mà phải chịu oan ức, khổ ải… Ngôi am tự đó về sau trở thành Phù Dung Tự, ngôi chùa vẫn còn lưu dấu những câu thơ: “Duyên xưa chẳng bận chi tình/ Bụi trần chi để vương cành hoa sen”.

Tượng Phật bên trong chánh điện của Phù Dung cổ tự. Ảnh: Trúc Nhã

Tượng Phật bên trong chánh điện của Phù Dung cổ tự. Ảnh: Trúc Nhã

Chùa Phù Dung là công trình kiến trúc ấn tượng bởi vẻ ngoài cổ kính và các giai thoại được lưu truyền. Ảnh: Trúc Nhã

Chùa Phù Dung là công trình kiến trúc ấn tượng bởi vẻ ngoài cổ kính và các giai thoại được lưu truyền. Ảnh: Trúc Nhã

Một phần do thời gian tàn phá, một phần do ở nơi biên cảnh thường gặp nhiều bất ổn, nên chùa đã phải trùng tu nhiều lần. Ảnh: Trúc Nhã

Một phần do thời gian tàn phá, một phần do ở nơi biên cảnh thường gặp nhiều bất ổn, nên chùa đã phải trùng tu nhiều lần. Ảnh: Trúc Nhã

Theo tư liệu lịch sử, cổ tự Phù Dung do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tích (1706–1780) cho khởi dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18 cho nàng Ái cơ tu hành. Ảnh: Trúc Nhã

Theo tư liệu lịch sử, cổ tự Phù Dung do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tích (1706–1780) cho khởi dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18 cho nàng Ái cơ tu hành. Ảnh: Trúc Nhã

Có thể thấy ngôi cổ tự Phù Dung gắn liền với sự tích của người hiện nằm trong ngôi mộ cổ – bà Phù Dung, mà sau này người đời còn đặt cho một cái tên khác nữa, là bà Dì Tự (thi sĩ Đông Hồ giải thích: Bà dì có nghĩa bà thứ, “bà Dì ở Am Tự”, nói gọn là “bà Dì Tự”), vị sư nữ đầu tiên trụ trì ở chùa này. Ảnh: Trúc Nhã

Có thể thấy ngôi cổ tự Phù Dung gắn liền với sự tích của người hiện nằm trong ngôi mộ cổ – bà Phù Dung, mà sau này người đời còn đặt cho một cái tên khác nữa, là bà Dì Tự (thi sĩ Đông Hồ giải thích: Bà dì có nghĩa bà thứ, “bà Dì ở Am Tự”, nói gọn là “bà Dì Tự”), vị sư nữ đầu tiên trụ trì ở chùa này. Ảnh: Trúc Nhã

Còn rất nhiều câu chuyện về ngôi cổ tự Phù Dung này được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đó cũng là lý do khiến ngôi cổ tự và lăng mộ bà Phù Dung thu hút khách thập phương tìm đến chiêm bái, dâng hương. Ảnh: Trúc Nhã

Còn rất nhiều câu chuyện về ngôi cổ tự Phù Dung này được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đó cũng là lý do khiến ngôi cổ tự và lăng mộ bà Phù Dung thu hút khách thập phương tìm đến chiêm bái, dâng hương. Ảnh: Trúc Nhã

Trúc Nhã – Minh Hoàng

Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị: https://www.sgtiepthi.vn/tim-ve-co-tu-phu-dung-gan-voi-giai-thoai-nang-ai-co-trong-chau-up/