Tòa án tuyên bố án phạt trị giá 1,3 tỷ đô của Intel tại Liên minh Châu Âu cần được xem xét lại

Tòa án tối cao của Liên minh Châu Âu đưa ra phán quyết rằng khoản phạt trị giá 1,3 tỷ đô của Intel vì hành vi vi phạm luật chống độc quyền sẽ được xem xét lại, một động thái trong việc làm dịu bớt áp lực pháp lý mà những gã khổng lồ công nghệ Mỹ phải đối mặt tại thị trường này.

Tòa án tối cao của Liên minh Châu Âu đưa ra phán quyết rằng khoản phạt trị giá 1,3 tỷ đô của Intel vì hành vi vi phạm luật chống độc quyền sẽ được xem xét lại, một động thái trong việc làm dịu bớt áp lực pháp lý mà những gã khổng lồ công nghệ Mỹ phải đối mặt tại thị trường này.

Google nhận án phạt kỉ lục 2,7 tỷ USD từ EU vì thao túng cách kết quả tìm kiếm

Google đối mặt án phạt mới từ EU, phá vỡ kỉ lục 2,7 tỷ USD hồi tháng 7

Quyết định này sẽ đưa trường hợp của Intel xuống xem xét lại tại một toàn án có thẩm quyền thấp hơn, và được ví như là một đòn giáng vào cuộc thanh trừng quy mô lớn ở Châu Âu đã khiến những tên tuổi lớn của Mỹ như Apple, Amazon, Facebook, và Google phải rơi vào bẫy. Quyết định nói trên có thể khuyến khích các công ty công nghệ này đứng lên chống lại các phán quyết được cho là thiếu công bằng của quan chức Châu Âu,

Động thái này có thể giúp cho khoản phạt 1,06 tỉ Euro của Intel vào năm 2009 – tương đương với 1,26 tỉ đô theo tỷ giá hiện hành - được giảm hoặc bãi miễn hoàn toàn. Án phạt được tuyên bởi một tòa án cấp thấp vào năm 2014 này có thể sẽ trở thành đối tượng của cuộc chiến pháp lý kéo dài trong vài năm tới.

Vụ kiện và lời phán quyết của toàn án đã gây ra những rắc rối pháp lý cho Sillicon Valley ở thị trường Châu Âu. Ủy viên của Châu Âu phụ trách vấn đề cạnh tranh, Margrethe Vestager, đã hướng tới đối tượng là các công ty công nghệ để điều tra về trốn thuế, bảo mật dữ liệu và lạm dụng vị thế thị trường.

Kỉ lục về tiền phạt của Intel đã bị qua mặt hồi tháng 6 bởi mức phạt lên tới 2,4 tỷ Euro của Google trong vụ kiện mà gã khổng lồ về tìm kiếm này bị cáo buộc đưa đã ra những chính sách ưu đãi hơn cho dịch vụ mua sắm trực tuyến của họ so với đối thủ. Văn phòng của bà Margrethe cũng có một số điều tra khác về công ty này.

Cũng đã có một cuộc điều tra nhằm vào nhà sản xuất chip Qualcomm với cáo buộc thâu tóm thị trường. Các nhà chức trách của Châu Âu cũng yêu cầu Ireland trả 14,5 tỉ USD tiền thuế còn thiếu của Apple, tiến hành điều tra hoạt động thuế của Amazon ở Châu Âu và đặt nghi vấn về cách thức Facebook xử lý dữ liệu.

Các công ty đều phủ nhận việc thực hiện bất kỳ hành vi sai trái nào.

Vụ kiện được xem xét vào hồi thứ Tư tập trung vào cáo cuộc rằng Intel đã lạm dụng vị thế để thâu tóm mảng microchip. Cơ quan điều hành của Liên minh Châu Âu, Ủy ban Châu Âu, phát hiện trong năm 2009, Intel đã đưa ra các chính sách giảm giá và ưu đãi cho các nhà sản xuất máy tính để đổi lại sử ưu ái cho sản phẩm của mình so với các sản phẩm của đối thủ là Advanced Micro Devices.

Ủy ban nói rằng hành vi giảm giá mà Intel được đưa ra cho các nhà sản xuất như Dell, Lenovo, HP và NEC là vi phạm cạnh tranh. Lập luận này gây ra tranh cãi về việc liệu những hành vi phổ biến trong thế giới số, như các gói sản phẩm và dịch vụ, có bị xem là vi phạm các đạo luật chống độc quyền hay không?

Tuy nhiên, trong tuyên bố vào hôm thứ Tư, Tòa án Công lý đã đưa ra chỉ dẫn cho một toàn án có thẩm quyền thấp hơn phải "xem xét, dựa trên những lập luận mà Intel đưa ra, rằng liệu các khoản giảm giá có thể hạn chế cạnh tranh hay không".

Điều này tuy không bãi bỏ phán quyết cũ, nhưng các chuyên gia nhận định rằng quyết định chuyển vụ kiện xuống một Tòa án có thẩm quyền thấp hơn là một dấu hiệu tốt cho các doanh nghiệp đang có ý định giảm giá cho khách hàng, với mong muốn đổi lấy các hợp đồng độc quyền.

"Quyết định này là đúng đắn đối với các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các chính sách và luật về chống độc quyền của E.U", Dace Anderson, một cộng sự về chống độc quyền của hãng Luật Berwin Leighton Paisner, có văn phòng tại Brussels cho biết. "Các khoản giảm giá sẽ không còn được E.U xem như hành động phá vỡ sự cạnh tranh công bằng".

Ông Dace nói về một viễn cảnh đầy lạc quan rằng "Intel chưa hoàn toàn thua cuộc, họ vẫn còn cơ hội".

Cổ phiếu của nhà sản xuất chip này đã tăng lên 2%, ở mức 35,72 USD, trong phiên giao dịch buổi trưa tại New York.

"Chúng tôi hoan nghênh quyết định mang tính bước ngoặt ngày hôm nay", cố vấn của Intel, Steven R. Rodgers nói. "Dù vụ kiện này liên quan đến sự kiện đã xảy ra hơn một thập kỷ trước, chúng tôi vẫn luôn tin tưởng rằng hành vi của mình là đúng đắn và không gây hại đến việc cạnh trạnh. Chúng tôi đang trông chờ những diễn biến tiếp theo của vụ kiện này".

Giới chức chống đồng quyền của Liên minh Châu Âu đã cố gắng xây dựng niềm tin về việc thực thi các dự luật cạnh tranh một cách lành mạnh và công bằng không những vậy các quyết định của họ còn kéo theo nhiều ảnh hưởng tới những quốc gia ngoài khối Liên minh Châu Âu. Đáng lưu ý, Ông Dace còn cho biết thêm rằng Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng rõ nét bởi các luật và thủ tục của Châu Âu khi họ xây dựng Luật chống độc quyền của mình.

Dù vậy, một số nhà phê bình, đặc biệt ở Mỹ cho rằng Giới chức chống độc quyền của Châu Âu được trao quá nhiều quyền lực để phạt tiền và buộc các công ty phải thay đổi hoạt động kinh doanh mà không cần lệnh của Tòa án.

Quyết định ngày thứ Tư vừa rồi khiến các doanh nghiệp tự tin rằng họ có thể giành chiến thắng khi kháng cáo một vụ kiện, Veronica Roberts, một cộng sự tại Luân Đôn của hãng luật Herbert Smith Freehills cho biết.

"Điều này khiến họ tự tin rằng lời biện hộ mà họ đưa ra có thể được cân nhắc lại", bà nói.

Ủy ban Châu Âu phản ứng khá thận trọng khi được hỏi rằng liệu phán quyết mới nhất có được áp dụng cho các công ty công nghệ khác đang bị Châu Âu điều tra và liệu nó có cho họ sự tự tin để theo đuổi các thách thức pháp lý, thay vì một dàn xếp về tài chính hay không.

"Tôi không thể đưa ra bình luận về cách mà các công ty sẽ tiến hành và đánh giá phán quyết", Ricardo Cardoso, người phát ngôn của Uy ban nói trong cuộc họp báo. "Chúng tôi vẫn phải nghiên cứu kỹ từng chi tiết trong việc đưa ra quyết định".

Ngành công nghiệp chế tạo chip, bao gồm Intel, đã thay đổi rõ rệt kể từ vụ kiện. Intel đã bị điều tra đối với các hành vi của mình từ năm 2002 đến năm 2007. Đã có thời điểm công ty kiểm soát tới 70% thị trường microchip. Được biết đến với khẩu hiệu quảng cáo "Intel Inside", công ty này cũng đã thống lĩnh thị trường máy tính cá nhân.

Tuy nhiên từ thời điểm đó, Intel đã nhận thấy nhu cầu máy tính cá nhân giảm dần, khi người tiêu dùng chuyển sang mua các sản phẩm điện thoại thông minh và máy tính bảng, lĩnh vực mà các nhà sản xuất chip như Qualcomm, ARM và Samsung là những nhà phân phối chính. Kết quả là trong những năm gần đây, Intel đã nhiều lần đánh cược để đảm bảo vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu về sức mạnh tính toán trong tương lai. Họ là nhà cung cấp chip hàng đầu cho các trung tâm dữ liệu hiện đại, mua lại Mobileye trong bản thỏa thuận trị giá 15,3 tỉ USD để định vị lại vị thế ở thị trường công nghệ ô tô tự hành, và tìm kiếm còn đường hướng tới trí tuệ nhân tạo.

Trung Nguyễn

Nguồn VnReview: http://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/2267304/toa-an-tuyen-bo-an-phat-tri-gia-1-3-ty-do-cua-intel-tai-lien-minh-chau-au-can-duoc-xem-xet-lai