Toàn cảnh xét xử vụ án tai nạn liên hoàn: Cản trở báo chí tác nghiệp, tòa tuyên y án

Sau phiên xét xử phúc thẩm lần đầu tiên diễn ra vào ngày (1/9), phiên xét xử phúc thẩm lần hai tiếp tục được nối lại vào ngày (6/9).

Liên quan đến phiên tòa xét xử Tạ Hồng Quang (SN 1982), quê Kim Bảng, Hà Nam “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, ngày 1/9 vừa qua, hôm qua ngày 6/9 phiên xét xử phúc thẩm lần hai tiếp tục được tiến hành.

Người nhà Viện, 3 chủ thể nhưng cùng một cơ quan chủ quan

Tại phiên xét xử đầu tiên, theo quan điểm của luật sư bào chữa cho bị cáo Tạ Hồng Quang, việc thay đổi người giữ quyền công tố tại tòa (Đại diện VKSND tỉnh Hải Dương-PV), nhằm đảm bảo tính khách quan cho phiên xét xử.

Bởi theo luật sư Tạ Bảo Ngọc-Giám đốc Công ty Luật Bảo Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng "người giữ quyền công tố tại tòa và người đại diện VKSND tỉnh Hải Dương cùng người làm chứng tuy ba con người nhưng chung 1 cơ quan và tài sản liên quan là tài sản chung (chiếc xe của VKSND tỉnh Hải Dương-PV). “Có ba tư cách nhưng chung một chú thể”, luật sư bào chữa cho bị cáo Hồng đưa ra quan điểm.

Yêu cầu thay thế người giữ quyền công tố tại tòa của luật sư bị HĐXX bác bỏ.

Sau khi thảo luận về vấn đề của luật sư đưa ra, dựa trên quan điểm của vị đại diện VKSND tỉnh Hải Dương, Chủ tọa phiên tòa đã quyết định giữ nguyên người công tố tại tòa, đồng thời tiếp tục phiên xét xử theo đúng trình tự.

Tóm tắt bản Cáo trạng số 175/VKS-HS ngày 14/11/2016 của VKSND tỉnh Hải Dương, vào lúc 8h14 ngày 04/12/2013, Tạ Quang Hồng điều khiển xe khách 45 chỗ mang BKS 29B-059.84.

Do không giữ khoảng cách an toàn đối với xe ô tô BKS 14M-001.16 do ông Phạm Xuân Biềng điều khiển phía trước (cùng chiều) đã xảy ra va chạm giao thông.

Phần chắn đà đầu xe bên trái của xe ô tô 29B-059.84 đã va vào phần chắn đà, cánh cửa sau của xe ô tô 14M-001.16.

Vụ va chạm dẫn đến tai nạn liên hoàn giữa các xe ô tô 14M-001.16, xe ô tô BKS 34A-001.40, xe ô tô BKS 30Z-1277 và xe ô tô BKS 30K-8365. Hậu quả, ông Vũ Gia Hiệp bị thương, tỉ lệ thương tật là 17%, các xe ô tô trên bị hư hỏng.

Chủ tọa cản trở báo chí tác nghiệp

Bước vào phiên xét xử lần này, các phóng viên, nhà báo đến đưa tin về phiên tòa theo đúng quy định, trình báo thẻ, giấy chứng nhận của cơ quan cũng như Giấy giới thiệu đích danh đến đưa tin tại phiên tòa cho Thư ký phiên tòa trước 15 phút theo đúng nội quy, quy định tại phiên tòa.

Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa ông Nguyễn Mạnh Cường đã yêu cầu các phóng viên chỉ được ngồi dự tòa, không được tác nghiệp tại tòa khiến các phóng viên có mặt tại tòa rất bất ngờ và bức xúc vì điều này.

Chủ tọa phiên tòa không cho phóng viên tác nghiệp tại tòa.

Theo ông Cường, nếu phóng viên không tham dự phiên khai mạc xét xử phúc thẩm thì không được tác nghiệp tại phiên tòa lần hai này.

Không biết ông Cường có nhớ hay cố tình không nhớ trước đó phóng viên cũng đã thực hiện theo đúng quy định trình thẻ tác nghiệp đối với thư ký tòa trước 15 phút theo đúng quy định nhưng cũng không được HĐXX chấp thuận.

Trong phiên xét xử phúc thẩm lần hai này, các phóng viên đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, và hoàn thành đúng các thủ tục cần thiết theo đúng quy định để được tác nghiệp tại tòa.

Tuy nhiên, Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa đã không chấp nhận vẫn giữ nguyên quan điểm không cho các phóng viên tác nghiệp. Đặc biệt, đây là phiên tòa công khai.

Khoản 2, Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định nhà báo có các quyền: Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp; được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật; được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí.

Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phóng viên chưa được cấp thẻ nhà báo, tuy trong Luật không quy định cụ thể, nhưng thực tế thì cơ quan báo chí có thể cấp giấy giới thiệu để phóng viên đi tác nghiệp.

Việc không chấp nhận giấy giới thiệu hợp pháp, với mục đích tác nghiệp hợp pháp, là hành vi cản trở báo chí hoạt động.

Vấn đề này đã được điều chỉnh bởi quy định tại khoản 12, Điều 9 Luật Báo chí, nghiêm cấm cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

Nhà báo được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.

Giữ nguyên bản án sơ thẩm

Phần tranh luận tại phiên tòa tiếp tục được diễn ra vào chiều ngày (6/9) sau phiên xét xử lần 1 diễn ra vào ngày 1/9 khi phần tranh luận còn dang dở.

Tương tự như phiên phúc thẩm đầu tiên, phần tranh luận diễn ra căng thẳng giữa một bên là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Hồng, còn một bên là đại diện VKSND tình Hải Dương, giữ quyền công tố, luận tội bị cáo.

Các phương tiện liên quan đến vụ án trong đó có một xe khách của một công ty vận tải hành khách, một xe cứu thương của bệnh viện Việt Nam Uông Bí Thụy Điển và một xe biển xanh của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Hải Dương.

Tại phần tranh luận, luật sư bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Hồng đã đưa ra hàng loạt các dẫn chứng, chứnh minh cho rằng bị cáo Hồng vô tội, bằng các dẫn chứng cụ thể được nêu trong bản bào chữa cho bị cáo. Đặc biệt, phía luật sư cũng đã đưa ra quan điểm về những lời khai của những nhân chứng có mặt tại tòa.

Bên cạnh đó nhấn mạnh việc, Đại diện VKSND tỉnh Hải Dương giữ quyền công tố tại tòa là không khách quan vì một trong những phương tiện liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn dẫn đến vụ án có xe 34A… của VKSND tỉnh Hải Dương và việc người đại diện cũng như nhân chứng, lái xe đều là người của VKSND tỉnh Hải Dương, 3 người nhưng chung một cơ quan chủ quản, luật sư đưa ra quan điểm.

Tại phần tranh luận, khi các luật sư trình bày quan điểm tranh luận, các thành viên HĐXX liên tục nhắc các luật sư trình bày ngắn gọn, không dài dòng, việc trình bày của luật sư, nhưng quyết định là ở HĐXX.

Luật sư và đại diện VKSND tình Hải Dương liên tục đưa ra các quan điểm bào chữa, cũng như luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa.

Phiên tòa trở nên căng thằng khi quan điểm đối nghịch giữa luật sư và vị đại diện VKS lên đến đỉnh điểm, phía đại diện VKS đã phải nói “không tranh luận”.

Sau khi kết thúc phần tranh luận, chủ tọa phiên tòa đã yêu cầu bị cáo Tạ Quang Hồng nói lời cuối trước khi chuyển sang phần nghị án.

Sau phần nghị án là phần tuyên án được tiếp nối ngay sau đó. Căn cứ các tài liều, hồ sơ vụ án, qua hai phiên xét xử Chủ tọa phiên tòa đã thay mặt HĐXX tuyên y án, giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với bị cáo Tạ Quang Hồng.

Sau khi bản án được tuyên, người nhà bị cáo đã vô cùng bức xúc còn phía bị cáo Tạ Quang Hồng liên tục kêu oan và cho rằng HĐXX xử tuyên án không có căn cứ.

Văn Đại

Nguồn Pháp Luật Plus: http://www.phapluatplus.vn/toan-canh-xet-xu-vu-an-tai-nan-lien-hoan-can-tro-bao-chi-tac-nghiep-toa-tuyen-y-an-d50550.html