Top 5 tàu ngầm khác thường nhất thế giới (4): Nhỏ nhất

Với lượng giãn nước tối đa chỉ 2.600 tấn, Pháp là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu tàu ngầm tấn công hạt nhân chỉ nhỏ bằng tàu ngầm diesel-điện Kilo.

Khi phương Tây so sánh các tàu ngầm tấn công lớp thông thường của mình với Nga thì họ chẳng có cái tên nào nổi bật hơn Kilo, lớp tàu ngầm tấn công diesel-điện chủ lực của Hải quân Nga. Tuy nhiên, họ vẫn còn một cái tên nữa đủ khả năng đánh bại Kilo trong thực chiến, đó là Rubis, lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân nhỏ nhất thế giới của Hải quân Pháp. Nguồn ảnh: Mer et Marine.

Khi phương Tây so sánh các tàu ngầm tấn công lớp thông thường của mình với Nga thì họ chẳng có cái tên nào nổi bật hơn Kilo, lớp tàu ngầm tấn công diesel-điện chủ lực của Hải quân Nga. Tuy nhiên, họ vẫn còn một cái tên nữa đủ khả năng đánh bại Kilo trong thực chiến, đó là Rubis, lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân nhỏ nhất thế giới của Hải quân Pháp. Nguồn ảnh: Mer et Marine.

Có lẽ nước Pháp là nơi cho ra đời nhiều mẫu vũ khí độc đáo nhất châu Âu, kể các tàu ngầm tấn công hạt nhân. Và Rubis là mẫu tàu ngầm tấn công hạt nhân đầu tiên của nước Pháp nhưng nó lại có thiết kế đi ngược lại với quy chuẩn chung của các dòng tàu ngầm tấn công hạt nhân trên thế giới vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Reddit.

Khao khát về một mẫu tàu ngầm hạt nhân được Hải quân Pháp ấp ủ từ đầu những năm 1970, nhằm giúp nước Pháp hoàn thiện khả năng răn đe hạt nhân của mình. Tuy nhiên, họ lại không có đủ công nghệ để cho ra đời một mẫu tàu ngầm hạt nhân đủ lớn như của Mỹ hay Liên Xô vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Wikipedia.

Và phương án về một tàu ngầm tấn công hạt nhân cỡ nhỏ được đưa ra, tiền thân của Rubis hiện tại. Đến năm 1983, Hải quân Pháp chính thức sở hữu mẫu tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của nước này là Rubis (S601) cũng là chiếc đầu tiên của lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân Rubis. Nguồn ảnh: The Australian.

Để có cái nhìn rõ hơn về kích thước của Rubis, ta có thể so sánh nó với mẫu tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới là Project 941 của Liên Xô. Về kích thước Project 941 lớn hơn gấp 20 lần so với Rubis, một bên có lượng giãn nước tối đa chỉ 2.600 tấn còn bên kia lên đến 48.000 tân, mớn nước của Project 941 cũng gấp đôi so với Rubis với 6m và 12m. Nguồn ảnh: defence.pk.

Chiều dài cơ sở trong thiết kế của Rubis chỉ khoảng 73m, với sườn ngang 7.6m, kích thước này của nó gần như là kích thước tiêu chuẩn đối với các dòng tàu ngầm tấn công diesel-điện của châu Âu hiện tại. Nguồn ảnh: defence.pk.

Điểm nhấn duy nhất của Rubis có lẽ chỉ có mình hệ thống động lực đẩy chạy bằng hạt nhân của nó, người Pháp đã khá hào phóng khi trang bị cho Rubis môt lò phản ứng hạt nhân K48 có công suất 48 MW, cùng hai máy phát điện xoay chiều, một động cơ điện 7 MW và động cơ diesel phụ trợ. Hệ thống năng lượng như trên thực sự là quá nhiều so với một tàu ngầm tấn công cỡ nhỏ như Rubis. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nhìn chung thiết kế này cho phép Rubis hoạt động lâu hơn trên biển, cộng với đó là việc nó khó bị phát hiện hơn bởi các hệ thống định vị thủy âm dưới nước nhờ vào hệ thống động cơ tiên tiến và thân tàu có thiết kế thủy động lực học đặc biệt. Thời gian nhiệm vụ của Rubis kéo dài khoảng 3 tháng với thủy thủ đoàn lên đến gần 70 người. Nguồn ảnh: skyscrapercity.com.

Dù mang danh tàu ngầm tấn công hạt nhân nhưng hệ thống vũ khí tấn công trên Rubis thậm chí còn nghèo nàn hơn cả các tàu ngầm tấn công diesel-điện tiên tiến hiện tại, nó được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm với cơ số đạn 14 hoặc có thể triển khai thêm các tên lửa chống hạm Exocet. Tầm tấn công của Exocet tối đa chỉ 180km và không có gì quá đặc biệt. Nguồn ảnh: military-today.

Hiện tại, Hải quân Pháp đang có trong biên chế 6 tàu ngầm Rubis được đưa vào trang bị từ năm 1984 cho đến 1993, và chúng đều đã có niên hạn hoạt động hơn 30 năm. Trong khi thiết kế ban đầu của Rubis chỉ tối đa 20 năm. Điều này đặt ra vấn đề đã tới lúc Pháp nên cho các tàu Rubis nghỉ hưu, mặt khác chi phí vận hành biên đội tàu hạt nhân này cũng không hề rẻ. Nguồn ảnh: Wikimedia.

Đối với người Pháp, Rubis gần như là một sai lầm mang tính chiến lược khi cho ra đời một mẫu tàu ngầm tấn công hạt nhân quá nhỏ, bởi nó không thể giúp họ hoàn tất được bộ ba răn đe hạt nhân. Mà điều này mãi đến năm 1997 mới được hiện thực hóa với lớp tàu ngầm hạt nhân mang theo tên lửa đạn đạo Triomphant, cũng do Pháp tự phát triển. Nguồn ảnh: wrightys-warships.

Dù vậy, các tàu ngầm Rubis ít nhiều vẫn mang lại cho Hải quân Pháp một số lợi thế nhất định trên biển trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh ngay cả khi nó chỉ dừng ở mức chiến thuật. Mặt khác đây cũng là cách để Pháp hoàn thiện hơn các thiết kế tàu ngầm hạt nhân tương lai của mình điển hình là thông qua các tàu lớp Triomphant. Nguồn ảnh: Navy Recognition.

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/top-5-tau-ngam-khac-thuong-nhat-the-gioi-4-nho-nhat-915765.html