TQ phóng cấp tập 20 tên lửa chiến lược 'dằn mặt' Mỹ-Hàn

Đợt diễn tập quy mô lớn của lực lượng tên lửa chiến lược diễn ra chỉ một ngày sau dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Trung Quốc.

Tên lửa DF-26 được đánh giá là "sát thủ diệt Guam".

Theo The Diplomat, lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc (PLARF) đã tổ chức diễn tập phóng tên lửa với các loại tên lửa đạn đạo chiến lược, tên lửa hành trình, và tên lửa phòng không.

Đợt phóng tên lửa diễn ra tại Nội Mông, gần căn cứ quân sự Zhurihe lớn nhất châu Á. Căn cứ này là nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt quân trong lễ diễu binh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân đội Trung Quốc hồi tuần trước.

Nguồn tin từ chính phủ Mỹ cho biết, PLARF đã phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26C, 10 tên lửa đạn đạo DF-16A và 6 tên lửa hành trình tối tân CJ-10.

Đáng chú ý nhất trong số này là tên lửa DF-26C, tầm bắn 3.000-4.000km và có khả năng gắn đầu đạn hạt nhân. Tên lửa này được cư dân mạng Trung Quốc gọi là “sát thủ diệt Guam”, ám chỉ căn cứ quân sự Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.

Tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc.

Tên lửa mới được Trung Quốc đưa vào biên chế quân đội năm 2015 và có khả năng khai hỏa ở bất cứ nơi nào từ xe phóng di động.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng phóng nhiều tên lửa đối không, bao gồm loại HQ-6, HQ-16 và HQ-22. Đáng chú ý nhất là tên lửa HQ-22, vốn lần đầu tiên xuất hiện trong lễ diễu binh hồi tuần trước.

HQ-22 có tầm bắn xa 150-170km và tầm cao từ 50-27.000 mét. Tên lửa được coi là vũ khí hữu hiệu nhất để diệt máy bay tàng hình F-22 Mỹ vì khả năng nhận dạng mục tiêu vượt trội và có thể chống lại biện pháp gây nhiễu.

Mục tiêu giả định của các tên lửa này là Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ hoặc các chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ.

Đây là một trong những vụ phóng tên lửa quy mô nhất cửa PLARF, đánh dấu lần đầu tiên DF-26C được thử sức. Tên lửa DF-16 cũng nằm trong dự án bí mật của Trung Quốc. Tên lửa này mới xuất hiện trong cuộc duyệt binh nhân kịp năm 70 năm Ngày Chiến thắng năm 2015.

Tổ hợp tên lửa phòng không HQ-22 của Trung Quốc.

Giới chuyên gia đánh giá DF-16 với tầm bắn 1.000km, là mẫu tên lửa đạn đạo chính xác nhất từ trước đến nay của Trung Quốc.

Cuối cùng, CJ-10 là tên lửa hành trình phiên bản Trung Quốc của Tomahawk Mỹ. Tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn 1.500km.

Theo The Diplomat, PLARF thử nhiều loại tên lửa khác nhau, chứng minh khả năng phối hợp tác chiến và khả năng xuyên phá hệ thống phòng thủ đối phương, đặc biệt là tổ hợp THAAD.

20 quả tên lửa như vậy đủ sức thể “vùi dập” THAAD dù hệ thống này có cố gắng đánh chặn đến mức nào đi chăng nữa.

Giới phân tích nhận định, PLARF đã gửi thông điệp răn đê đến Mỹ khi lựa chọn THAAD là mục tiêu giả định.

Bắc Kinh phản đối sự hiện diện của các tổ hợp THAAD ở Hàn Quốc, nói radar gắn trên hệ thống này đe dọa đến lợi ích quốc gia.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/the-gioi/tq-phong-cap-tap-ten-20-lua-chien-luoc-dan-mat-my-han-793125.html