Trận chiến Guam đẫm máu giữa quân Mỹ và phát xít Nhật

Trong trận chiến này, thủy quân lục chiến Mỹ đã phải đổ rất nhiều máu mới giành lại được hòn đảo Guam từ tay quân phát xít Nhật đồn trú trên đảo.

Tàu tuần duyên của Mỹ áp sát đảo Guam trong Thế chiến 2. Nhật Bản đã đánh chiếm Guam của Mỹ vào năm 1941. Ảnh: mediadrumworld.

Tàu tuần duyên của Mỹ áp sát đảo Guam trong Thế chiến 2. Nhật Bản đã đánh chiếm Guam của Mỹ vào năm 1941. Ảnh: mediadrumworld.

Xe lưỡng cư đổ bộ chở thủy quân lục chiến Mỹ hướng tới đảo Tinian gần Guam. Năm 1944, Mỹ triển khai gần 60.000 lính để tái chiếm Guam từ tay Nhật. Ảnh: corbis.

Hai lính Mỹ cắm cờ Mỹ lên bờ biển Guam vào thời điểm 8 phút sau khi thủy quân lục chiến và quân xung kích Mỹ đổ bổ lên đảo vào ngày 20/7/1944. Ảnh: corbis.

Một thủy quân lục chiến Mỹ được đồng đội rót nước uống sau khi bị thương trong trận Guam. Quân Mỹ mất hơn 1.700 người trong trận đánh này. Ảnh: mediadrumworld.

Những chiếc cáng bị bỏ lại trên đường dẫn tới bệnh viện dã chiến của sư đoàn thủy quân lục chiến số 3 của Mỹ. Nhật bất ngờ không kích bệnh viện này vào năm 1944. Ảnh: mediadrumworld.

Cờ Mỹ trên chiếc xe tăng Mỹ đầu tiên dẫn đầu mũi đột kích vào Agana, thủ phủ của đảo Guam vào tháng 8/1944. Ảnh: ap.

Thủy quân lục chiến Mỹ đi qua xác một chiếc máy bay ném bom của Nhật khi họ tới bãi biển Agat, Guam. Ảnh: corbis.

Các tù binh Nhật cúi đầu sau khi nghe Nhật hoàng Hirohito tuyên bố Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện vào tháng 8/1945. Ảnh: mediadrumworld.

221 tù binh Nhật ngồi, nằm trên khoang chiếc tàu thủy này. Họ chuẩn bị được đưa tới Trân Châu cảng. Phía Nhật mất hơn 18.000 quân nhân trong trận chiến Guam 1944. Ảnh: getty.

Sau khi giải phóng Guam, Mỹ đã xây dựng hòn đảo này thành một tiền đồn vững mạnh và quan trọng. Guam được coi như một tàu sân bay vĩnh cửu của nước này. Ảnh: Không quân Mỹ./.

Trung Hiếu/VOV.VN
Ảnh: Tổng hợp

Nguồn VOV: http://vov.vn/quan-su-quoc-phong/anh-tran-chien-guam-dam-mau-giua-quan-my-va-phat-xit-nhat-658121.vov