Tranh cãi về trống đồng lạ ở Trung Quốc

So với trống đồng Đông Sơn, trống đồng Vạn Gia Bá có kích thước nhỏ hơn, tạo hình mềm mại, hoa văn cũng đơn giản hơn.

 Vạn Gia Bá là một khu mộ táng lớn thuộc thời đại đồ đồng ở huyện Sở Hùng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, được phát hiện năm 1974. Trong quá trình khai quật di chỉ này vào năm 1976, các nhà khoa học đã phát hiện ra 5 chiếc trống đồng lạ, được đặt tên là trống đồng Vạn Gia Bá.

Vạn Gia Bá là một khu mộ táng lớn thuộc thời đại đồ đồng ở huyện Sở Hùng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, được phát hiện năm 1974. Trong quá trình khai quật di chỉ này vào năm 1976, các nhà khoa học đã phát hiện ra 5 chiếc trống đồng lạ, được đặt tên là trống đồng Vạn Gia Bá.

Kể từ đó, nhiều chiếc trống đồng Vạn Gia Bá đã được các nhà khảo cổ phát hiện tại nhiều địa điểm khác nhau ở miền Nam Trung Quốc.

So với trống đồng Đông Sơn, trống đồng Vạn Gia Bá có kích thước nhỏ hơn, tạo hình mềm mại, hoa văn cũng đơn giản hơn.

Kể từ khi được phát hiện đã có nhiều tranh luận trong giới học giả về cách phân loại trống đống Vạn Gia Bá.

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc xếp những chiếc trống đồng này vào loại sớm, tiền thân của các dạng trống đồng Đông Sơn sau này.

Giới khảo cổ học Việt Nam lại có xu hướng coi loại trống này thuộc giai đoạn cuối của loại Heger I - trống đồng Đông Sơn loại cổ nhất theo phân loại của các nhà khảo cổ học phương Tây.

Một luồng ý kiến khác cho rằng trống đồng Vạn Gia Bá có thể có cùng thời kỳ và được sử dụng song hành với các loại trống đồng Đông Sơn khác.

Ngoài Trung Quốc, một số trống đồng Vạn Gia Bá cũng được tìm thấy ở Việt Nam và Thái Lan.

Dù niên đại chưa được thống nhất, nhưng trống đồng Vạn Gia Bá là một minh chứng rõ ràng cho sự phong phú và độc đáo của văn minh Việt cổ.

Các bộ tộc Việt cổ đã từng sinh sống trên một vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam và văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ đã lan tỏa đến rất nhiều địa điểm khác ở vùng Đông Nam Á. Ảnh: Internet.

Thanh Bình

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tranh-cai-ve-trong-dong-la-o-trung-quoc-274979.html