Trẻ bị stress: Những nguyên nhân không ngờ

Trẻ bị căng thẳng tinh thần là điều khá xa lạ với cha mẹ. Tuy nhiên, trẻ bị căng thẳng là việc thường xuyên diễn ra đối với trẻ mà cha mẹ cần lưu ý.

Bác sĩ Phạm Thị Bích Sen – BV Nhi Đồng 1 chia sẻ,trong mắt các bậc phụ huynh, trẻ nhỏ thật dễ thương và đơn giản. Trẻ chỉ cần ăn ngủ, học tập, vui chơi. Bố mẹ thường rất ngạc nghiên và thắc mắc khi đi khám cho trẻ được bác sĩ chẩn đoán trẻ bị căng thẳng tinh thần (thường gọi là stress).

Vấn đề này cần được quan tâm vì stress ở trẻ có thể gây ảnh hưởng không chỉ ở não bộ mà còn đến hành vi, lối ứng xử và cuộc sống của trẻ trong tương lai. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị stress.

Do bệnh tật

Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân khách quan có thể là bệnh tật, dị ứng, sự đau đớn và sợ hãi do bệnh tật hoặc từ quá trình điều trị.

Sự thờ ờ của gia đình

Sự thờ ơ của gia đình là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị căng thẳng

Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ quan như sự thờ ơ của cha mẹ và người thân trong gia đình, trẻ bị bỏ đói, thiếu sự tương tác giữa cha mẹ với trẻ (nói chuyện, xoa bóp cho trẻ, giao tiếp bằng mắt, chơi với trẻ...), hoặc đùa nghịch quá mức với trẻ khiến trẻ mệt, trẻ thiếu sự nghỉ ngơi, thoải mái...

Thay đổi môi trường sống

Đối với những trẻ lớn hơn, ngoài các nguyên nhân trên, sự thay đổi môi trường mới, những trải nghiệm đầu tiên cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị stress: lần đầu đi học, tiếp xúc với môi trường mới, thái độ của giáo viên và bạn học, áp lực việc học, trẻ bị bắt nạt, gia đình có thành viên mới, cha mẹ không hạnh phúc .

Cha mẹ khi thấy những bất thường trong thói quen sinh hoạt, hành vi của trẻ, nên tìm cách gần gũi, tìm hiểu, động viên khích lệ trẻ, đặc biệt không nên hù dọa trẻ, nên tạo cho trẻ không khí thoải mái, giúp giảm các tác động của các nguyên nhân khiến trẻ bị stress.

Nhà nghiên cứu tâm sinh lý của Megan Gunnar và các cộng sự đã có công trình nghiên cứu trẻ sơ sinh và khẳng định lại các kết luận của các nghiên cứu trên cơ thể động vật.

Trong công trình nghiên cứu này, lượng cortisol trong cơ thể trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi được chăm sóc thường xuyên sẽ ít lượng cortisol hơn trẻ không được chăm sóc thường xuyên. Tương tự như thế, trẻ 18 tháng tuổi thuộc nhóm ít được chăm sóc có lượng horemone stress cao hơn thông thường.

Kết quả nghiên cứu ở trẻ 2 tuổi tiếp tục cho thấy lượng cortisol tích lũy cao hơn và có xu hướng sợ hãi và ức chế. Ngược lại với kết quả cho thấy ở nhóm trẻ được nuôi nấng trong tình mẫu tử.

Những phát hiện mới cũng khẳng định những quan điểm này. Dr. Gunnar công bố mức độ bị stress mà trẻ sơ sinh trải nghiệm định hình phản ứng của não bộ đối với stress trong lâu dài. Và chính điều này sau đó sẽ ảnh hưởng tới trí nhớ cũng như cảm xúc của trẻ.

An Nguyên (Tổng hợp)

Nguồn Gia Đình VN: http://giadinhonline.vn/tre-bi-stress-nhung-nguyen-nhan-khong-ngo-d28426.html