Trẻ em ngoại thành khát sân chơi hè

(VOH) - Ngày hè chính là dịp để trẻ em vui chơi thỏa thích sau một năm dồn sức học tập. Thế nhưng, trẻ em tại các quận huyện ngoại thành hiện vẫn chưa thực sự có một mùa hè như mong đợi. Trong khi xung quanh các em đầy rẫy những sân chơi thiếu lành mạnh như: trò chơi bạo lực trên internet, bài bạc, văn hóa đồi trụy... thì vẫn hiếm hoi các sân chơi được tổ chức tốt, đủ sức bứt các em khỏi sức cám dỗ khủng khiếp của những cái bẫy đang rình rập.

Tại các quận huyện vùng ven có tốc độ đô thị hóa nhanh như : Tân Phú, Q.12, Bình Chánh..., tình trạng thiếu trường lớp đã căng thẳng từ nhiều năm qua nên điểm vui chơi trong nhà trường càng hạn chế. Trong khi đó, hầu hết công viên đều nhỏ hẹp, nghèo nàn trò chơi giải trí. Nhà thiếu nhi không phải quận huyện nào cũng có, nơi có địa điểm lại không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thiếu nhi. Hậu quả là nhiều em đã lớn lên một cách chệch choạc, bàng quan vô cảm với cuộc sống xung quanh và bạo lực học đường…cũng từ đó mà ra. Ông Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tâm lí “Lắng nghe và đồng cảm” chia sẻ: Còn theo ông Lê Tấn Đức, Phó Giám đốc TT TDTT Q. Tân Phú thì số lượng thiếu nhi đến sinh hoạt tăng gấp 2 - 3 lần, có môn tăng đến 10 lần thì TT mặc dù “gồng mình” nhưng vẫn “kham không nổi, ôm không xuể”. Ông Lê Tấn Đức bày tỏ: Trong khi đó, thực tế là TT cho tư nhân thuê trọn tầng 1 mở phòng tập thể dục nhịp điệu, sảnh để tổ chức tiệc cưới, khoảng sân bé nhỏ cũng được trưng dụng giữ xe đi đám cưới. “Chia lửa” với TT TDTT Quận chỉ có CLB TDTT Phú Thạnh và Tân Quý được xây dựng khang trang. Còn CLB TD TT Phú Thọ Hòa chỉ là bãi đất trống lô nhô sỏi đá với hai khung thành hoen rỉ, tấm lưới bóng chuyền mục nát… Vị trí nhà thiếu nhi Q.12 nằm xa khu vực dân cư, trẻ muốn đi sinh hoạt phải có ba mẹ đưa đón rất bất tiện. Mỗi độ hè về, trong khi các nhà thiếu nhi khác hào hứng với số lượng trẻ tăng gấp 3 - 4 lần thì nhà thiếu nhi Q.12 ngậm ngùi với lượng tăng nhẹ 10 - 15%. Ngoài dành chỗ cho thiếu nhi sinh hoạt, Nhà thiếu nhi Q.12 tranh thủ cho thuê mặt bằng mở đủ dịch vụ dành cho người lớn như: hoa viên tiệc cưới, trung tâm anh ngữ, trung tâm luyện thi đại học trong khi phòng TDTT của nhà thiếu nhi chỉ có… 1 phòng. Trong vai người tìm điểm vui chơi cho em nhỏ, chúng tôi ghé vào Nhà thiếu nhi huyện Bình Chánh ( hiện dùng chung cơ sở với Liên đoàn Lao động). Mặc dù là sáng chủ nhật nhưng sân bãi vắng hoe, không một bóng dáng thiếu nhi đến sinh hoạt. Nhà thiếu nhi huyện Bình Chánh chỉ gói gọn trong 1 văn phòng và 1 kho chứa đồ và cũng không có cán bộ - nhân viên nào hiện diện. Hỏi thăm một em nhỏ ở gần nhà thiếu nhi tên là Trúc Ly, học trường THCS Tân Kiên, thì được biết các lớp của nhà thiếu nhi phân tán khắp nơi ( phần lớn mượn tạm phòng học, nhưng có nơi là bãi đất trống, không có cảnh quan cây xanh hay trò chơi... ). Trúc Ly bày tỏ: Cơ sở vật chất trong lĩnh vực sân chơi dành cho thiếu nhi ngoại thành thiếu và yếu, còn hoạt động vẫn thiếu tính sáng tạo, chưa hấp dẫn cả nội dung lẫn hình thức. Tại Q. Tân Phú, TT TDTT Quận chỉ có 1 CLB “Mầm xanh” chuyên dành cho thiếu nhi sinh hoạt văn nghệ; các bộ môn như kịch, rối, sáng tạo - kỹ thuật, … hoàn toàn vắng bóng. Câu trả lời là… chờ đến khi có nhà thiếu nhi. Hoạt động của Nhà thiếu nhi Q.12 với trên 20 môn nhưng chỉ “ra tấm ra món” ở môn thanh nhạc, còn tham dự liên hoan môn chuyên chỉ gói gọn trong “Búp sen hồng”. Bà Thu Thảo tâm tư: Giải thích cho việc các nhà thiếu nhi hoạt động chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu, lãnh đạo một số nhà thiếu nhi cho biết: Tất cả đều do thiếu kinh phí! Thiếu kinh phí để tổ chức các hoạt động thể thao - văn hóa. Thiếu kinh phí để duy tu, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị..v..v Ngân sách cấp hàng năm chỉ đủ để hoạt động cầm chừng. Trong khi chi phí dàn dựng một chương trình thiếu nhi từ 50 - 100 triệu, phát triển 1 đội/nhóm/CLB cần đầu tư cũng chừng ấy trong ít nhất 3 năm… Nhà thiếu nhi phải cho thuê mặt bằng để chăm lo đời sống cho anh em và bù vào các hoạt động khác cho các cháu. Ngoài ra, nhà thiếu nhi vùng ven không kham nổi mức lương cho đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên ngành, đành tận dụng tay ngang là các đội viên trưởng thành, tổng phụ trách đội... nên chất lượng chuyên môn chỉ ở mức phong trào. Bà Thu Thảo, Giám đốc Nhà thiếu nhi Q.12 và chị Lê Thị Ngọc Thanh, Phó Bí thư Quận đoàn 12 chia sẻ: Thưa quý vị! Chỉ thị số 03/ 2005 của thủ tướng chính phủ về “Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thể thao & vui chơi giải trí cho trẻ em” đã lưu tâm đến việc xây dựng các nhà thiếu nhi quận huyện. Trong nhiều năm qua, hệ thống cơ sở vật chất của một số nhà thiếu nhi ngoại thành đã xuống cấp, nhưng đều đã có những dự án sửa chữa mở rộng, đó là những nỗ lực đáng được ghi nhận. Thiết nghĩ, tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, có chính sách đãi ngộ hợp lý đội ngũ phụ trách các môn chuyên, nhằm tạo địa điểm vui chơi hiện đại, phục vụ tốt nhất hoạt động vui chơi cho trẻ em … rất cần sự quan tâm của các cấp, các ban ngành địa phương và toàn xã hội. Bởi vì đầu tư cho trẻ em là đầu tư bền vững cho tương lai ngày mai. Thùy Trang

Nguồn VOH: http://voh.com.vn/news/newsdetail.aspx?id=18678