Trí tuệ nhân tạo của Google vừa tạo ra những giai điệu con người chưa nghe bao giờ, bạn hãy nghe thử đi

Bằng việc kết hợp nhiều nhạc cụ lại, AI của Google đưa tới cho ta những khía cạnh nghệ thuật mới và những công cụ viết nhạc cho các nghệ sĩ.

Jesse Engel, một nhạc sĩ và cũng là một nhà khoa học dang làm việc trong ngành nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và nhận dạng giọng nói, đang chơi chơi một thứ nhạc cụ gì đó “lai tạo” giữa đàn clavico và đàn organ Hammond. Anh tạo nên một giữ giai điệu cổ điển nhưng mới mẻ, có chút gì đó cổ điển lẫn với những nhịp điệu buồn của hiện đại.

Đàn clavico.

Đàn organ Hammond.

Anh kéo con trỏ chuột trên màn hình máy tính và đột nhiên, thứ nhạc cụ đang phát ra âm thanh kia trước đây có 15% clavico giờ đã xấp xỉ đâu đó 75% rồi. Anh kéo đi kéo lại trỏ chuột, âm thanh biến đổi liên tục giữa hai thứ nhạc cụ nguyên bản kia..

Đây không hề giống việc chơi hai nhạc cụ cùng lúc”, đồng nghiệp của anh Jesse Engel, anh Cinjon Resnick nói. Điều đó đúng, bởi phần mềm máy tính kia đặt âm thanh từ nhạc cụ clavico đè lên tiếng đàn Hammond. Nó tạo ra một âm thanh hoàn toàn mới sử dụng tính chất toán học của từng nốt nhạc phát ra từ hai nhạc cụ ấy. Và không chỉ với hai loại đàn này, hệ thống máy tính còn có thể sử dụng hàng ngàn nhạc cụ khác nữa, tạo ra vô vàn thứ âm thanh mới. Trí tuệ nhân tạo thật thông minh và đa tài.

Hai anh Engel và Resnick đều đang làm việc cho Google Magenta – mội đội ngũ nghiên cứu AI nhỏ bên trong hệ thống máy tính khổng lồ, một nhóm có thể khiến AI tạo ra thứ nghệ thuật của riêng nó. Những âm thanh đầy nhạc điệu này là dự án mới nhất của họ mang tên NSynth. Hệ thống này sẽ được ra mắt công chúng và cuối tuần tại Moogfest, một festival nghệ thuật, âm nhạc và công nghệ được tổ chức hàng năm. Sự kiện sẽ diễn ả tại Durham, Bắc Carolina.

Cái tên NSynth cũng ... cực kì ấn tượng và không kém củ chuối. Họ đã chơi chữ, kết hợp tên nhóm nhạc nổi tiếng xưa kia NSync với từ Synthetic có nghĩa là tổng hợp, nhân tạo và làm nên cái tên NSynth.

Ý tưởng đứng sau NSynth đó là cung cấp cho các nhạc sĩ một công cụ tạo âm nhạc hoàn toàn mới. Nhà phê bình Marc Weidenbaum chỉ ra rằng dự án này cũng không có gì mới bởi việc phối âm đã được người ta thực hiện từ rất lâu rồi – “việc hòa trộn âm thanh của những nhạc cụ lại chẳng có gì mới mẻ cả”.

Nhưng bên cạnh đó, ông cũng tin rằng công nghệ của Google có thể đẩy kĩ thuật phối âm đã được dùng ta xa xưa kia lên một tầm cao mới. “Về mặt nghệ thuật mà nói, nó có thể tạo ra những thứ âm nhạc rất hay và vì đây là Google, người ta sẽ sớm nối tiếp theo bước chân dẫn đường của họ”.

Giới hạn của âm thanh

Magenta là một phần của Google Brain – phòng thí nghiệm phát triển AI trung tâm của công ty này. Tại đó, những nhóm các nhà khoa học đã tìm ra những giới hạn mới của mạng lưới trí tuệ nhân tạo neural network và các phương thức machine learning khác.

Neural network là các hệ thống toán học phức tạp có thể học được các tác vụ khác nhau thông qua việc phân tích và xử lý một lượng dữ liệu lớn và trong những năm gần đây, hệ thống này tỏ ra rất mạnh mẽ trong việc nhận dạng đồ vật cũng như khuôn mặt con người, xác định mệnh lệnh mà con người nói ra thông qua micro, dịch ngôn ngữ, ... Hiện tại đội ngũ Magenta đang muốn dạy neural network biết về nghệ thuật, trước hết là dạy chúng tạo nên những loại nhạc mới.

Những dự án nghệ thuật này là của Google Magenta.

Ban đầu, NSynth là một tổ hợp dữ liệu âm thanh không lồ. Engel và đội ngũ của mình thu thập rất nhiều mẫu nhạc từ hàng ngàn nhạc cụ khác nhau, đưa dữ liệu ấy vào trong mạng lưới neural network. Bằng việc phân tích những gì được đưa vào, hệ thống học được các đặc tính của từng nhạc cụ. Chúng tạo nên từng “vector toán học” cho từng loại nhạc cụ và sau này, dựa vào chính những vector ấy, máy tính có thể bắt chước được âm thanh của từng loại nhạc cụ và thậm chí, có thể kết hợp hai loại nhạc cụ lại với nhau.

Bên cạnh đó, đội ngũ còn xây dựng một giao diện hai chiều cho phép bạn khám phá khoảng âm thanh giữa 4 loại nhạc cụ khác nhau cùng một lúc. Và có lẽ là chưa thể dừng lại tại đó khi mà tiềm năng vẫn còn rất rộng mở, đội ngũ tìm tới những giới hạn xa hơn của sáng tạo nghệ thuật. Ví dụ, một mạng neural network thứ hai có thể học những cách kết hợp âm thanh mới, và rồi hai hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ song tấu, tạo nên một bản nhạc độc đáo.

Đội ngũ cũng tạo ra một sân chơi mới cho các nhà nghiên cứu AI và các nhà khoa học máy tính khác. Họ công bố bản báo cáo nghiên cứu mô tả chi tiết các thuật toán tạo nên NSynth – qua đó ai cũng có thể tải về và sử dụng cơ sở dữ liệu âm thanh mà họ tổng hợp. Douglas Eck, người theo dõi dữ án của đội ngũ Magenta, hi vọng rằng các nhà nghiên cứu có thể tạo nên thêm nhiều công cụ khác nữa cho toàn ngành nghệ thuật nói chung chứ không riêng gì âm nhạc.

Tham khảo wired

Nguồn GenK: http://genk.vn/tri-tue-nhan-tao-cua-google-vua-tao-ra-nhung-giai-dieu-con-nguoi-chua-nghe-bao-gio-ban-hay-nghe-thu-di-20170516114503676.chn