Trump có thể đưa ngoại giao Mỹ về đâu? (Phần 2)

Nhật Bản có khả năng sẽ tập trung vào vành đai công nghiệp Mỹ thay vì Nga.

Tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã không thể thắng nếu không nhờ vào vành đai công nghiệp

Đương nhiên có 1 logic địa chính trị ẩn trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã kéo Trump lại từ những quan điểm cực đoan (dù là vì lý do chính trị hay cá nhân) mà ông có trước khi bước vào Nhà Trắng. Việc này còn được khuếch đại bởi những tác động sâu sắc của các vị cố vấn luôn cẩn thận, như vị Ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng mới. Ví dụ, trong tuần thứ 3 ngồi ở ghế tổng thống, chỉ trước cuộc gặp cấp cao với ông Abe, ông Trump từng rút lại chính sách ngầm “2 Trung Quốc” mà ông từng luôn ám chỉ trước khi nhậm chức. Trong thực tế, ông đã công khai xác nhận trên điện thoại với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng ông tôn trọng chính sách “1 Trung Quốc” mà các đời tổng thống Mỹ từ Richard Nixon đều xác nhận.

Trong suốt chiến dịch tranh cử năm 2016, Donald Trump thường xuyên bày tỏ thái độ tích cực đối với phía Nga và tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như mong muốn bình thường hóa quan hệ với Mát-xcơ-va. Tuy nhiên, ở cương vị tổng thống, ông Trump chưa hành động nhanh như dự đoán để giảm bớt căng thẳng giữa 2 nước và việc trì hoãn này có thể còn kéo dài.

Sự phản đối mạnh mẽ từ những lãnh đạo trong Quốc hội như John McCain, khối liên minh mạnh mẽ của giới báo chí, các chính trị gia đảng Tự do và thành viên của cộng đồng tình báo. Những báo cáo liên tục cho rằng Nga đã hỗ trợ chiến dịch tranh cử của ông Trump và những bê bối liên quan đến Nga buộc tướng Flynn phải từ chức, tất cả đều đang ngăn cản việc cải thiện mối quan hệ của Mỹ với Nga.

Bị vây giữa những vấn đề toàn cầu và những bất đồng trong nước, không nghi ngờ gì về việc ông Trump trân trọng sự ủng hộ cá nhân từ ông Abe. Việc ông này cố gắng xây dựng mối quan hệ với tổng thống Mỹ từ sớm dường như rất khôn khéo, ít nhất là trong ngắn hạn, bằng việc nhắm vào tình trạng dễ tổn thương buổi ban đầu cũng như mong muốn đạt được tính chính thống trong chính sách đối ngoại của ông Trump. Tuy nhiên thành công bước đầu này chưa thể đảm bảo cho một quan hệ Mỹ-Nhật bền chặt.

Thật vậy, nền tảng chính trị trong nước của Trump - một yếu tố rất quan trọng với chiến thắng khó tin của ông và việc hoài nghi về chủ nghĩa toàn cầu hóa - cho thấy một tương lai khó khăn phía trước, đặc biệt là về mặt kinh tế. Việc ông Trump có xu hướng ủng hộ ông Abe trong những thách thức an ninh sắp tới cũng có thể liên quan đến mức độ giá trị kinh tế mà vị tổng thống này đặt vào sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á.

Để hạn chế những xung đột có thể xuất hiện giữa 2 bên, đặc biệt là trong trường hợp đồng USD tiếp tục mạnh lên, Nhật Bản rất cần suy nghĩ nghiêm túc về những hành động hỗ trợ cho vành đai công nghiệp Mỹ. Từ một góc độ chiến lược, điều này quan trọng hơn nhiều so với việc hỗ trợ sâu rộng cho Nga, đặc biệt là trong viễn cảnh ảm đạm trong việc sớm đòi lại các vùng lãnh thổ phương Bắc - những hòn đảo do Nga kiểm soát ngoài bờ biển Hokkaido mà Nhật Bản luôn tuyên bố chủ quyền. Một kế hoạch hỗ trợ vành đai công nghiệp như vậy nên tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng - và không chỉ các mạng lưới tàu cao tốc như đã được đề xuất – mà có thể là hệ thống ống dẫn, lưới điện và các dự án thử nghiệm tiế kiệm năng lượng khác. Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản có thể muốn tham gia vào kế hoạch này.

Mt Ron-Yasu mi?

Nếu ông Abe tiếp tục chọn đúng lá bài của mình và giải quyết được những nhu cầu trong nước của ông Trump, quan hệ Mỹ-Nhật có thể trở thành một ưu tiên hàng đầu của chính sách ngoại giao Mỹ dưới thời Trump. Sau tất cả, vị tổng thống Mỹ dường như có quan hệ phức tạp với hầu hết các cường quốc khác trên toàn cầu.

Phần lớn lục địa châu Âu mất lòng tin đối với Trump vì mối quan hệ rõ ràng giữa ông và phía Nga và thái độ thù địch của vị lãnh đạo này đối với người tị nạn. Ở Mỹ, phản ứng dữ dội từ cả Quốc hội và cộng đồng quốc phòng đang ngăn chặn nỗ lực của ông nhằm thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mat-xcơ-va.

Chống khủng bố và an ninh mạng chắc chắn sẽ là những ưu tiên trung tâm của ngoại giao Mỹ dưới thời Trump, và những việc này sẽ đòi hỏi sự quan tâm của ngoại giao toàn cầu chứ không chỉ mình mối quan hệ Mỹ-Nhật. Tuy vậy, Nhật Bản có thể đóng góp đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh mạng, theo những cách giúp củng cố các lợi ích của quan hệ Mỹ-Nhật. những dự án song phương trong lĩnh vực mạng chắc chắn sẽ xuất hiện.

Nhật Bản có sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và cũng rất mạnh trong ngành robot, quang điện tử và công nghệ vật liệu. Điều này có thể dẫn đến hợp tác sâu rộng về lĩnh vực công nghệ cao với Mỹ, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng-công nghiệp.

Ba mươi sáu năm trước, khi chính quyền Ronald Reagan bắt đầu, các nhà phân tích Washington lo ngại rằng một thống đốc California mới với quan điểm khá cực đoan sẽ đẩy quan hệ Mỹ-Nhật vào cảnh hỗn loạn. Hai năm sau đó, mối quan hệ Ron-Yasu đã được hình thành. Tổng thống Mỹ Reagan và Thủ tướng Nhật Yasuhiro Nakasone xây dựng một quan hệ đối tác có tầm quan trọng toàn cầu. Cho đến nay "Ron-Yasu II" có vẻ tiến triển khá tốt, mặc dù vẫn còn căng thẳng ở phía trong nước Mỹ.

Mỹ và Nhật Bản phải biết linh hoạt và nhìn xa trông rộng để nhận ra tiềm năng to lớn mà quan hệ xuyên Thái Bình Dương và xuyên văn hóa đặc biệt của 2 bên luôn có nhưng chưa được ý thức rõ ràng.

Nguồn NDH: http://ndh.vn/trump-co-the-dua-ngoai-giao-my-ve-dau-phan-2-20170303040011149p145c151.news