Trung Quốc có thể thoát khỏi cái bẫy lương thấp?

Có một vấn đề lớn hơn mà chính phủ và xã hội Trung Quốc mới đang bắt đầu thừa nhận đó là liệu sự thành công theo mô hình của Trung Quốc hiện nay có dẫn đến một cái bẫy lương thấp, trong khi những nhà máy lắp ráp linh kiện ngày càng phát triển nhưng lại không đủ để thúc đẩy đất nước này tiến xa hơn trong nền kinh tế thế giới.

Tin tức phát đi từ Trung Quốc trong năm nay thật tồi tệ. Hệ thống chính trị nước này đã rất bối rối trước nhân dân về vụ bê bối của Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư tỉnh Trùng Khánh Bạch Hi Lai và trước thế giới xung quanh vụ việc của nhà hoạt động nhân quyền Trần Quang Thành. Kinh tế Trung Quốc đã phát triển chậm lại và chỉ chứng khoán cũng đã chao đảo, trong khi những quốc gia láng giềng đang củng cố mối quan hệ với Mỹ.

Tất cả những điều này đã xảy ra tại thời điểm khá bất lợi đối với lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, thời điểm chuyển giao quyền lực cho một thế hệ lãnh đạo mới của nước này trong năm 2013. Những sự kiện xảy ra trong năm 2012 đã cho thấy Trung Quốc có mọi khả năng để làm mọi việc mà không bị cản trở, điều thường chỉ xảy ra trước và sau kỳ Thế vận hội Olympic Bắc Kinh năm 2008, dường như thật khó tin.

Mặc dù những vấn đề trên có thể khắc phục được, nhưng nó là những dấu hiệu cho thấy trước một câu hỏi mà còn lâu nữa Trung Quốc mới trả lời được, đó là Trung quốc có thể trở thành một nền kinh tế và xã hội hiện đại một cách thực sự hay không?

Chúng ta biết đến Trung Quốc với những thành công đầy ấn tượng trong suốt 30 năm qua. Tuy nhiên, đã xuất hiện một hoặc vài bằng chứng cho thấy sự yếu kém và thất bại đang gia tăng. Trong bối cảnh đó, tất cả điều này có nghĩa là trong hai thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ khó có thể trở thành một quốc gia hùng mạnh hơn, phát triển nhanh hơn, năng động hơn như những gì chúng ta đang thấy ngày hôm nay.

Kỷ lục của Trung Quốc về những mặt thành công là khá rõ ràng. Không có xã hội nào tạo ra của cải nhanh hơn và cũng xóa đói giảm nghèo với mức độ nhanh đến vậy. Những bài viết của nhiều nhà báo nước ngoài đến đây đều đánh giá Trung Quốc có cơ sở vật chất siêu hiện đại đã khiến thế giới phải kính nể và sửng sốt.

Theo một báo cáo của Bộ tài chính Mỹ cùng với số liệu minh họa, xã hội Trung Quốc chỉ sử dụng một nửa trong số của cải do nền kinh tế làm ra, phần còn lại được dự trữ cho công ích chung, đầu tư tư nhân tại Trung Quốc và tích lũy tài sản ở nước ngoài.

Theo cách đó, đời sống của nhân dân Trung Quốc đã tự do theo cách khó khăn hơn tưởng tượng so với thời điểm khi Chủ tịch Đặng Tiểu Bình bắt đầu quá trình cải cách cách đây hơn 30 năm.

Trong chuyến thăm đầu tiên của tôi đến Trung Quốc vào giữa những thập niên 1980, tôi đã nhận ra rằng là một nhà báo phương Tây tôi có thể bị chú ý, theo dõi và giám sát và tôi đã bị làm như vậy. Ngày nay, những nhà báo nước ngoài bị chú ý ít hơn, họ có thể được tạo cơ hội hoặc bị cản trở nếu quan hệ với vài người Trung Quốc "có vấn đề".

Đó là những thành công. Một vài hạn chế và thất bại đã được công khai rõ ràng: đó là sự hủy hoại môi trường gây nên căn bệnh ung thư dẫn đến nhiều cái chết tại Trung Quốc; thay đổi về nhân khẩu học- căn nguyên bởi chính sách một con đang đe dọa biến Trung Quốc thành xã hội đầu tiên già hóa trước khi trở nên giầu có; và những vấn đề minh bạch và giải trình trong hệ thống chính phủ Trung Quốc đã làm sáng tỏ những vụ việc diễn ra gần đây như Bạch Hi Lai và Trần Quang Thành.

Ít nhất thì đó là những vấn đề gây chú ý tại Trung Quốc. Tuy nhiên, có một vấn đề lớn hơn mà chính phủ và xã hội nước này mới đang bắt đầu thừa nhận đó là liệu sự thành công theo mô hình của Trung Quốc hiện nay có dẫn đến một cái bẫy lương thấp, trong khi những nhà máy linh kiện ngày càng phát triển nhưng lại không đủ để thúc đẩy đất nước này tiến xa hơn trong nền kinh tế thế giới.

Để tạo nên sự khác biệt, các công ty của Trung Quốc liệu có phát triển từ chỗ lắp ráp linh kiện cho máy tính bảng iPads đến chỗ xây dựng một thương hiệu Apples cho riêng mình hay đơn giản hơn đó là từ việc bán bản sao chép lậu từ các bộ phim, âm nhạc nước ngoài đến thành lập ngành công nghiệp văn hóa nhạc nhẹ của Trung Quốc với lợi nhuận trên toàn thế giới. Và tất cả điều đó sẽ bị kiện về vấn đề phần mềm?

Gần như tất cả các sản phẩm của Apple đều được sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ có 10 cent/1USD cho một chiếc Apple được bán ra là được trả cho công nhân, người cung cấp.... Phần còn lại là dành cho nhà thiết kế và cổ đông tại Mỹ, nhà sản xuất tại Nhật Bản, nhà sản xuất linh kiện tại Đức và người bán lẻ hoặc nhà xuất-nhập khẩu trên khắp thế giới. Vấn đế đối với người Mỹ trong quá trình phân chia lợi nhuận là sự bất hợp lý giữa ông chủ và tầng lớp trung lưu, còn vấn đề của người Trung Quốc lại là tính toán thế nào để thu nhiều lợi nhuận ngay từ khi mới bắt đầu công việc.

Lợi nhuận thương mại toàn cầu là sản xuất hàng hóa dựa trên mẫu mã của các công ty nổi tiếng, và điều này thì Trung Quốc đã thực hiện khá tốt. Những công ty đó đều rất sáng tạo và năng động và đều là những nhà thầu nhỏ của các công ty quốc doanh lớn độc quyền và rất trì trệ.

Sự thách thức trong việc sáng tạo để hình thành nên một thương hiệu "Apple Trung Quốc" là không đáng để làm với câu hỏi mỉa mai về việc liệu người châu Á có thể tạo nên một cuộc cách mạng. Trong khi giáo dục chuẩn tại nhiều xã hội nho giáo đều bị ám ảnh bởi những công việc dập khuôn và trong khi nhiều gia đình Trung Quốc lại phàn nàn về hệ thống trường học thụ động đang tồn tại trên đất nước họ, ít nhất thì cũng phải làm được những gì như người Mỹ đã làm được. Tuy nhiên, những việc làm khéo tay mang tính sáng tạo là đặc điểm nổi bật của hầu hết người dân Trung Quốc.

Đúng vậy, để thoát khỏi bẫy lương thấp đòi hỏi phải có sự đổi mới về xã hội và tổ chức, điều có thể dễ dàng nhận ra hơn đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hơn là thực hiện nó.

Những sản phẩm Apple, Toyota và Volkswagen hay Boeing thực sự rất đa dạng. Khi những nhà sản xuất thất bại với những ý tưởng để thực hiện, họ đều muốn dựa vào luật pháp đó là quyền sở hữu trí tuệ.

Sau vài tháng ở lại Trung Quốc hồi năm ngoái, tôi được giao nhiệm vụ tìm hiểu tại sao dịch vụ Internet của Trung Quốc lại chậm hơn so với Hàn Quốc và Nhật Bản. Đối với nhiều người Mỹ, dịch vụ Internet chậm là do cấu trúc hạ tầng. Ở Trung Quốc lại khác, Internet chậm là do sự kiểm duyệt về mặt chính trị: cơ quan kiểm duyệt và bức tường lửa vĩ đại khiến tất cả mọi thứ trực tuyến đều khó có thể tra cứu được.

Sau đó là một nhiệm vụ khác, tìm hiểu sự thành công của Trung Quốc trong rất nhiều ngành công nghiệp trọng điểm, cái gọi là "Kế hoạch 5 năm lần thứ 12", có nghĩa là định hướng phát triển đến năm 2015. Công nghệ sinh học và dược phẩm, công nghệ năng lượng tiên tiến, ứng dụng Internet và không gian vũ trụ là những ngành công nghiệp mà Trung Quốc học được rất nhiều từ các nước xuất khẩu phương Tây nhưng về lợi nhuận thì Trung Quốc đã vượt trội. Boeing là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Mỹ nhưng không gian vũ trụ là lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu của chúng tôi.

Để tự giúp mình, Trung Quóc đang hướng đến học hỏi về tiềm năng cũng như sự thất bại trong những lĩnh vực đó.

30 năm phát triển của Trung Quốc là minh chứng cho giả định rằng vì sự thịnh vượng của đất nước, "con rồng đang lên của châu Á" này nhất thiết phải dân chủ hóa. Ngày nay, chúng ta có thể nhìn thấy một cuộc thử nghiệm khác biệt: đó là để bước đến một giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển, chính phủ Trung Quốc sẽ phải bao quát hơn những đặc điểm không bị hạn chế của các nước giàu hơn để cạnh tranh./.

Nguồn TuanVietNam: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-06-07-trung-quoc-co-the-thoat-khoi-cai-bay-luong-thap-