Trung Quốc đã bắt kịp Mỹ về nhiều tiến bộ khoa học

Nhờ những chiến lược đầu tư dài hơi và liên tục, Trung Quốc đang dần bắt kịp các cường quốc trên thế giới như Mỹ về sức mạnh khoa học, công nghệ.

Nhờ những chiến lược đầu tư dài hơi và liên tục, Trung Quốc đang dần bắt kịp các cường quốc trên thế giới như Mỹ về sức mạnh khoa học, công nghệ.

Trang Nikkei dẫn báo cáo mới nhất của Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản khẳng định, Trung Quốc đang trở thành một trong những quốc gia có sức ảnh hưởng nhất với 4/8 lĩnh vực khoa học cốt lõi, cân bằng với Mỹ.

Cơ quan này sử dụng 10% các nghiên cứu tham chiếu tốt nhất trong mỗi lĩnh vực, sau đó xác định số lượng các tác giả tại mỗi quốc gia. Những quốc gia này nổi bật nhất gồm có Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong khi Trung Quốc xếp đầu về lĩnh vực khoa học máy tính, toán học, khoa học vật liệu và kỹ thuật. Mặt khác, Mỹ dẫn đầu về các nghiên cứu vật lý, môi trường, khoa học Trái Đất, khoa học đời sống và y học lâm sàng. Mặc dù chiến thắng giải Nobel 3 năm liên tiếp nhưng Nhật Bản chỉ xếp thứ 5 và thứ 6 trong một số lĩnh vực khoa học.

Sự phát triển khoa học của Trung Quốc đặc biệt tập trung vào khoa học máy tính. Quốc gia này từng chỉ chiếm 3% trong tổng số các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này vào năm 2000. Tuy nhiên tính tới 2015, tổng số nghiên cứu liên quan đến khoa học máy tính đã tăng lên tới 21%. Trung Quốc sở hữu siêu máy tính nhanh nhất thế giới vào năm 2013 và hai siêu máy tính vào năm 2016 và 2017.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang dần bắt kịp Mỹ về lĩnh vực Vật lý. Quốc gia Đông Á này đã chi tới hơn 6 tỷ USD để xây dựng máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới.

Có được những tiến bộ khoa học vượt bậc sau nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã phải chi tiêu khá nhiều, đồng thời xây dựng các chiến dịch thu hút nhân tài mạnh mẽ. Chi tiêu nghiên cứu khoa học công và tư của Trung Quốc gần như vượt gấp đôi Nhật Bản vào năm 2014, và đang nhanh chóng tiệm cận con số 460 tỷ USD của Mỹ hiện nay.

Trung Quốc thậm chí rất biết cách chiêu mộ nhân tài trong nước đang học tập, làm việc tại nước ngoài, đồng thời kết nối các tài năng ở nước ngoài thông qua các chương trình du học và đầu tư tạm thời.

Trong tương lai khi chính phủ Donal Trump nên kế hoạch cắt giảm chi tiêu nghiên cứu khoa học, Trung Quốc dự kiến có thể trở thành một "thế lực" toàn cầu về nghiên cứu khoa học.

Mai Huyền

Nguồn VnReview: http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/2198720/trung-quoc-da-bat-kip-my-ve-nhieu-tien-bo-khoa-hoc