Trung Quốc không tách biệt khỏi kinh tế thế giới

Diễn biến ba khu vực kinh tế lớn của thế giới là Mỹ, Châu Âu, Nhật đang trở nên xấu đi. Theo một vài nhà quan sát thì điều này sẽ không có quá nhiều tác động tiêu cực lên kinh tế toàn cầu vì sự phát triển của các thị trường mới nổi Châu Á khá tách biệt với các nền kinh tế đã phát triển.

small_7993 Do đó nó vẫn sẽ tiếp tục phát triển như thời gian gần đây mà không bị ảnh hưởng bởi tình trạng xấu đi của ba khu vực kinh tế lớn thế giới. Trung Quốc - thị trường mới nổi lớn nhất đang là tâm điểm của học thuyết “tách biệt” này. Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù các nền kinh tế mới nổi ngày càng đã trở nên quan trọng hơn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhưng diễn biến kinh tế của họ vẫn luôn gắn với diễn biến nền kinh tế Mỹ và EU. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thì xuất khẩu hiện đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với tiêu dùng nội địa trong tăng trưởng kinh tế của tất cả các nền kinh tế mới nổi châu Á: Năm 2006, xuất khẩu chiếm tới gần 50% GDP các quốc gia này nên sự phát triển kinh tế của các thị trường xuất khẩu lớn của các quốc gia mới nổi đóng vai trò hơn nhiều so với những gì thường được thừa nhận. Do đó sự phụ thuộc của các quốc gia châu Á vào kinh tế toàn cầu và Mỹ chẳng những không giảm đi mà ngày càng gia tăng. Ở Trung Quốc, thị phần xuất khẩu trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần như tăng gấp đôi kể từ năm 1990 tới nay, tới hơn 40%. Trong đó hơn một nửa là được xuất sang 3 khu vực kinh tế chính - Mỹ, Châu Âu, Nhật, riêng Mỹ khoảng 20%. Ngay trong khu vực châu Á phần lớn các hàng hóa trao đổi giữa các nước trong khu vực là các hàng hóa trung gian được lắp ráp tại Trung Quốc và xuất khẩu từ Trung Quốc. Song Trung quốc vẫn đang tiếp tục phát triển. Nếu như trước đây Trung quốc chỉ là dây chuyền lắp ráp của Châu Á (nguyên liệu được nhập khẩu vào Trung Quốc lắp ráp thành thành phẩm sau đó lại được xuất khẩu) thì ngày nay ngày càng nhiều hàng hóa nội địa sản xuất tại Trung Quốc được thay thế nguyên liệu nhập khẩu đầu vào. Chính vì vậy mà sản xuất trong nước sẽ bị tác động nhiều hơn nếu cầu nước ngoài yếu đi. Vả lại thị phần hàng hóa chất lượng cao đã tăng lên; có nhiều dây chuyền máy móc thiết bị được xuất khẩu hơn nên kinh tế Trung quốc sẽ nhậy cảm hơn đối với những giao động của chu kỳ kinh doanh. Theo tài liệu của IMF công bố vào tháng 11 năm 2007, trong một vài năm qua việc Trung Quốc thay đổi nhanh chóng cơ cấu thương mại như đã đề cập trên khiến ngay cả những thay đổi khá vừa phải của cầu nước ngoài cũng sẽ tác động đáng kể lên xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Chính bản thân người Trung quốc cũng không ủng hộ cho lý thuyết “tách rời” này. Bộ Thương mại đã cảnh báo rằng sự suy giảm xuất khẩu của Trung Quốc đối với Mỹ có thể gây ra thay đổi hoàn toàn về tăng trưởng. Trong năm 2005, xuất khẩu ròng của Trung quốc chiếm tới ¼ của tăng trưởng GDP nhưng năm 2006 còn khoảng 20%. Trong khi nhiều năm trước, phần lớn xuất khẩu ròng chỉ đóng góp ít hơn 10% GDP. Một câu hỏi đặt ra là liệu xuất khẩu ròng yếu đi, nhưng Trung quốc có thể bù đắp bằng việc gia tăng tiêu dùng nội địa để đảm bảo tăng trưởng vẫn cao và Trung Quốc vẫn sẽ là một hiện tượng “tách biệt" với thế giới hay không? Câu trả lời là mặc dầu, sự đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự thịnh vượng gia tăng đều dẫn tới Trung quốc sẽ tăng trưởng mạnh trong dài hạn, nhưng tiêu dùng tư nhân sẽ vẫn chưa thể bù đắp cho sự yếu đi trong xuất khẩu ròng. Đóng góp của nó đối với GDP là dưới 40% - ít hơn đáng kể so với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ khoảng 70% và Ấn độ 60%. Vậy còn đầu tư của Trung Quốc thì sao? liệu có thể bù đắp được việc xuất khẩu ròng suy giảm? Đầu tư của Trung Quốc hiện tại đang tăng lên nhanh chóng và là nhân tố đóng góp chính trong tăng trưởng của Trung Quốc nhưng hiện tại cũng đang có vấn đề, đó là đã có hiện tượng vượt sản lượng tiềm năng và suy giảm kinh tế đã được dự báo của các thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc sẽ gây khó khăn hơn cho các nhà máy sản xuất xuất khẩu của Trung Quốc. Một ví dụ nhỏ, đó là việc xây dựng nhiều tòa nhà chung cư và nhà máy để không cho thấy thiếu nhu cầu sử dụng thật sự. Điều này dẫn tới gia tăng sự nghi ngờ liệu tăng trưởng cao ngất trong vài năm qua có thực sự bền vững. Đồng thời việc đầu tư gia tăng đã tiêu tốn một lượng xăng dầu và nguyên liệu thô không nhỏ phải nhập khẩu từ thị trường thế giới trong bối cảnh giá dầu và giá các nguyên liệu thô này đang ngày tăng cao. Điều này đã khiến Chính phủ Trung Quốc đã phải thực hiện nhiều biện pháp để kiềm chế việc đâu tư tăng cao. Do đó việc trông chờ vào đầu tư gia tăng để bù đắp xuất khẩu ròng suy giảm là khó khả thi. Ngoài ra lạm phát toàn cầu cũng đã tác động không nhỏ tới lạm phát của lạm phát Trung quốc, cụ thể trong tháng 11 tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước cũng đang buộc Chính phủ phải thực hiện một chính sách kiểm soát tăng trưởng kinh tế mạnh hơn. Một trong những nguyên nhân là giá thức ăn tăng lên đặc biệt nhanh chóng trong khi thức ăn chiếm khoảng 30% trong rổ hàng hóa tiêu dùng của Trung Quốc (Đức chỉ ở mức độ không đáng kể là hơn 10%) và bệnh dịch lan rộng trong gia súc. Tuy nhiên, sức ép lạm phát không phải chỉ riêng đối với khu vực lương thực và thực phẩm mà giá của nhà sản xuất cũng đã tăng lên 4,6% trong tháng 11, giá các nguyên vật liệu thô và cước vận chuyển trên thế giới tăng cao đang tạo ra hàng hóa nhập khẩu Trung quốc đắt hơn. Ngoài các nhân tố bất lợi từ thế giới nêu trên, kinh tế Trung Quốc cũng còn nhiều các nhân tố nội tại, đó là: Cũng có những quan ngại về tác động vòng hai qua việc những đòi hỏi về lương cao hơn. Ví dụ, năm nay chi phí tiền lương trung bình cao hơn 16% so với năm ngoái. Trung quốc hiện ưu tiên cao hơn cho mục tiêu ổn định giá tiêu dùng vì những sự phản ứng của người lao động nghèo tăng lên rõ rệt. Ngoài ra rủi ro do tăng trưởng tin dụng đang gia tăng do tình trạng cho vay lỏng lẻo có thể dẫn đến kết quả các món nợ xấu lại tăng thêm hơn nữa. Đặc biệt là trường hợp các khoản cho vay cầm cố, tỷ lệ vỡ nợ có thể tăng lên cùng với sự tăng lãi suất. Ngoài ra theo Ngân hàng xây dựng Trung Quốc các món vay cầm cố nhà trong chừng mực nào đó đang được sử dụng để mua bán trên thị trường chứng khoán, đó chính là lý do tại sao các tiêu chuẩn cho vay nên được thắt chặt lại. Vì những lý do này mà Ngân hàng Trung ương Trung quốc trong năm 2007 đã liên tục tăng tăng lãi suất và dự trữ bắt buộc để giảm khả năng thanh khoản, đồng thời thúc giục các ngân hàng thương mại Trung Quốc phải đảm bảo đến cuối năm nay việc cho vay sẽ không vượt quá mức của thời điểm cuối tháng 10 - Thực tế là phải đóng băng tín dụng. Vì lẽ đó, trong tháng 11 các khoản cho vay của ngân hàng đã giảm mạnh so với tháng trước và là lần đầu tiên trong năm nay. Mặc dù Ngân hàng thế giới vẫn giữ nguyên sự rất lạc quan về tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á. Đối với Khu vực Đông Á ngoại trừ Nhật được dự báo tăng trưởng kinh tế là 8,2% cho năm 2008, sau mức 8,4% của năm nay. Tuy nhiên, WB cũng nhìn thấy rủi ro gia tăng do tăng trưởng của Mỹ yếu hơn và giá dầu cao hơn. Theo tính toán của WB, sự trì trệ của nền kinh tế Mỹ sẽ dẫn đến sự mất mát 1 điểm % của tăng trưởng khu vực Đông Á tương tự như khi giá dầu ở mức 90$. Nhưng sẽ rất khó khăn để đánh giá tác động lên khối lượng hàng xuất khẩu và tăng trưởng của Trung quốc trên cơ sở mô hình vì cơ cấu kinh tế của Trung Quốc thay đổi quá nhanh chóng. Bởi vậy hậu quả có thể cũng sẽ nghiêm trọng hơn. Năm tới điều kiện tăng trưởng của Trung Quốc sẽ xấu đi do: Sự trì trệ hoặc tăng trưởng yếu đi một cách đáng kể của ba khu vực kinh tế lớn; giá dầu cao; CSTT trong nước sẽ thắt chặt hơn; thị trường chứng khoán yếu hơn và có thể đổ vỡ nhiều hơn – Với những hoàn cảnh trên thì thậm chí cả Trung quốc với tất cả động lực của mình cũng khó có khả năng thoát khỏi hoàn cảnh này một cách vô sự.

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/quoc-te/29452-trung-quoc-khong-tach-biet-khoi-kinh-te-the-gioi