Trước 'giờ G', tuyến buýt nhanh vẫn ngổn ngang

Dù đã cận kề thời điểm dự kiến vận hành thử tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội (15/12), thế nhưng nhiều hạng mục của dự án vẫn còn ngổn ngang. Thêm vào đó, dư luận cũng bày tỏ nhiều nghi ngại về sự “vỡ trận” của đề án, làm hỗn loạn thêm tình hình giao thông của thủ đô.

Người dân miền Trung mới nhận được 50% khoản tạm ứng bồi thường

Tính tới 13/12, Kho bạc Nhà nước mới chi gần 1.340 tỷ đồng cho người dân 4 tỉnh miền Trung gặp sự cố môi trường biển, tương đương hơn 50% kinh phí.

Theo con số vừa được ông Vũ Đức Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát chi, Kho bạc Nhà nước cho biết sáng 14/12, tổng số tiền tạm ứng là 3.000 tỷ đồng tạm ứng để bồi thường sự cố môi trường các tỉnh miền Trung đã được chuyển về kho bạc địa phương.

Tuy nhiên, tới hiện tại, 4 tỉnh là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế mới duyệt danh sách với tổng số tiền là hơn 2.728 tỷ đồng và số tiền giải ngân thực tế là gần 1.340 tỷ đồng, bằng 50,57% số kinh phí. (Xem tiếp)

Cấm đường nhiều phương tiện để ưu tiên cho buýt nhanh BRT

Để vận hành thử nghiệm tuyến buýt nhanh BRT phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng hiện có, liên ngành Sở Giao thông vận tải và Công an Thành phố vừa có tờ trình gửi UBND TP. Hà Nội xin chấp thuận phương án tổ chức giao thông để vận hành thử nghiệm tuyến xe buýt nhanh BRT (từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa) thuộc Hợp phần BRT - Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội.

Cụ thể, phương án phân làn dành riêng cho xe buýt là: Sơn vạch liền kết hợp đinh phản quang để bố trí làn dành riêng cho xe BRT tại các đoạn: Ba La-Quang Trung (Hà Đông)-Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Đường trục Bắc Hà Đông - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - nút Giang Văn Minh-Cát Linh (chiều dài khoảng 12,2 km). (Xem tiếp)

Xe buýt nhanh: Nguy cơ “vỡ trận” dự án 1.100 tỷ đồng

Ngày mai (15/12) là thời điểm dự kiến vận hành thử tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội (được đầu tư 55 triệu USD - tương đương trên 1.100 tỷ đồng - bằng vốn vay Ngân hàng Thế giới) từ bến Kim Mã (quận Ba Đình) đến Yên Nghĩa (quận Hà Đông).

Thế nhưng nhiều hạng mục, nhà ga của tuyến xe buýt này vẫn còn ngổn ngang. Điều đáng lo nhất là tuyến xe buýt nhanh này sẽ gây thêm nỗi “kinh hoàng tắc nghẽn giao thông” sẵn có trên đường Tố Hữu, Lê Văn Lương, Láng Hạ... Điều này làm cho xe buýt nhanh không nhanh hơn xe máy và chưa chắc đã có lợi thế vượt trội so với xe buýt thường. Sự nghi ngại tuyến buýt nhanh sẽ “vỡ trận”, làm hỗn loạn thêm tình hình giao thông của thủ đô là hiện thực. (Xem tiếp)

“Nếu hiệu quả chính quyền tăng 10% thì GDP sẽ tăng thêm 3,6%”

PGS. Trần Ngọc Anh (Đại học Indiana, Mỹ) trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra những điểm nghẽn đối với sự tăng trưởng của Việt Nam. PGS. Trần Ngọc Anh cũng cho biết, nếu hiệu quả của chính quyền tăng 10% thì GDP tăng thêm được 3,6%.

Nhận định trên được đưa ra tại Hội nghị bàn tròn “Thủ tướng với Mạng lưới Chuyên gia toàn cầu về Phát triển Việt Nam” vừa diễn ra tại Hà Nội. (Xem tiếp)

Thủ tướng gặp gỡ các chuyên gia.

Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành kế hoạch phục vụ hoạt động Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, trong đó có việc tổ chức bắn pháo hoa tại các địa điểm trên địa bàn thành phố.

Theo đó, UBND thành phố giao Bộ Tư lệnh thủ đô chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa- Thể thao xây dựng kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa tại các địa điểm trên địa bàn thành phố phục vụ nhân dân đón tết vào đêm Giao thừa. (Xem tiếp)

Trả lối ra biển cho dân: Vẫn chậm, nên xã hội hóa

Quận Ngũ Hành Sơn có 12km đường bờ biển. Tuy nhiên, đến nay toàn bộ dải đất ven biển qua địa phận của quận đã được giao hết cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Dọc tuyến đường ven biển (đường Võ Nguyên Giáp và Trường Sa) đoạn từ đường Hồ Xuân Hương đến địa phận tỉnh Quảng Nam bị vây kín bởi tường rào, cổng của các resort, làm trở ngại cũng như thu hẹp khoảng không gian công cộng. Muốn ra biển, người dân và du khách phải đỏ mắt họa may tìm được lối ra.

Ông Lê Văn Hùng, một người dân phường Khuê Mỹ cho biết, trước đây, cứ sáng sớm và chiều hôm người dân chỉ cần chạy ù cái là ra đến biển. Từ ngày có các resort, khách sạn người dân coi như mất biển. Tắm biển là xa xỉ. Muốn tắm thì phải đi xa, đâu có thời gian. (Xem tiếp)

Tuấn Việt

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/truoc-gio-g-tuyen-buyt-nhanh-van-ngon-ngang-2291291.html