TTg A. Papandreou: Hy Lạp có nguy cơ phá sản

Theo một tờ báo của Hồng Kông, Thủ tướng Hy Lạp Andreas Papandreou tuyên bố, lịch sử đã xác nhận được nỗi sợ hãi lớn nhất của nền kinh tế Hy Lạp. “Hai tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại đó là: Hoặc chúng tôi để nhà nước phá sản, hoặc sẽ phải đối mặt. Hiện nay chúng ta cần phải hành động, không thể chậm trễ hơn được nữa”.

Chuyên gia của Liên minh châu Âu EU hôm qua (26/2) đã đến Hy Lạp để thị sát tình hình tài chính, phát hiện ra rằng, Hy Lạp sẽ khó mà loại bỏ tình trạng thâm hụt ngân sách, nên sẽ yêu cầu chính phủ Hy Lạp áp dụng các biện pháp mạnh tay hơn. Hy Lạp ước tính, nguồn vốn cần huy động từ bên ngoài là 55 tỷ EUR, cho đến nay mới chỉ huy động được 14 tỷ EUR, tháng 4 và tháng 5 tới dự đoán sẽ phải hoàn trả khoản nợ 20 tỷ EUR. Chuyên gia phân tích của Goldman Sachs cho rằng, Hy Lạp sẽ phải đương đầu với “khó khăn tài chính vô cùng cấp bách” hơn nữa còn xuất hiện tình trạng “thiếu vốn nghiêm trọng”. Hy Lạp đã nhiều lần bị EU yêu cầu thi hành các chính sách thắt thặt tiền tệ, nhưng theo các nhà kinh tế học, tăng trưởng kinh tế châu Âu có vẻ như vô sự, nhưng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone trong quý IV/2009 vừa qua chỉ tăng trưởng 0,1%, có một số quốc gia vẫn chưa thoát khỏi suy thoái, thậm chí nếu các quốc gia có khủng hoảng nợ như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha cắt giảm chi tiêu, sẽ có cơ hội đưa châu Âu rơi vào suy thoái kinh tế hai đáy. Do tài chính bất ổn, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Hy Lạp trong mấy tháng trở lại đây đều tăng cao, hôm qua đã tăng lên 6,669 PCT, bằng hai lần trái phiếu chính phủ Đức. Được biết, do cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp chưa được giải quyết, cơ quan đánh giá tín dụng Standard & Poors lại đe dọa sẽ đánh tụt xếp hạng tín dụng vay nợ của Hy Lạp. Mặc dù, Thủ tướng Đức Angela Merkel kiên quyết cho rằng, đồng EUR sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng lần này, nhưng lần đầu tiên bà đã thừa nhận rằng, đồng EUR đang đứng trước “thời kỳ nguy hiểm” và nó đang rơi vào “tình thế khó khăn”. Cục trưởng Cục quản lý nợ của chính phủ Đức mới đây cũng cho biết, bất kỳ một lý do rút lui của 16 nước thành viên khu vực Eurozone nào cũng sẽ đồng nghĩa với việc hệ thống Eurozone sẽ sụp đổ. Hiện thời, mọi người đang bàn về các phương án hỗ trợ Hy Lạp, nhưng chương trình thảo luận này là vấn đề hóc búa đối với Đức. Giám đốc Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poors - Kremer thông báo, trong khu vực Eurozone sẽ không xuất hiện dấu hiện quỵt nợ, Hy Lạp vẫn có xếp hạng tín dụng đầu tư. Tuy nhiên, nợ công của Hy Lạp dự đoán trong năm 2012 sẽ đạt 138% GDP, bà Merkel cho rằng, Hy Lạp phải mất 33 năm nữa mới có thể giảm tỷ lệ nợ công xuống còn 100% GDP.

Nguồn Vinacorp: http://vinacorp.vn/news.aspx/detail/380502/ttg-a-papandreou-hy-lap-co-nguy-co-pha-san