Tự vệ như thế nào để không vi phạm pháp luật?

Tùy thuộc vào các tình tiết khác của sự việc, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng Điều 104 (tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác) hay Điều 106 (tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng) của Bộ Luật Hình sự.

Ảnh minh họa - Nguồn: IE

Ảnh minh họa - Nguồn: IE

Bạn N.V.Đ - Email: ngodo@xxx trình bày: Tôi với anh A xảy ra xô xát. Anh A cầm búa xông lại phía tôi. Có cây sắt bên cạnh, tôi chủ ý đánh rơi búa của anh A nhưng không ngờ lại trúng vào lõm ngực, bị rách lá lách. Như vậy, tôi có phạm tôi không?

Luật sư Đỗ Thị Thúy Nga - Văn phòng Luật sư Quốc Thái, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội trả lời: Theo mô tả sơ lược của bạn, hành vi của bạn có dấu hiệu phạm tội và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào các tình tiết khác của sự việc, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng Điều 104 (tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác) hay Điều 106 (tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng) của Bộ Luật Hình sự.

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn luật miễn phí 19008088 - đường dây nóng: 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: tuvanphapluat@laodong.com.vn hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, HN và 39 Trương Định, P6, Q3, TP HCM vào thứ 3, thứ 6 hàng tuần để được tư vấn trực tiếp.

Q.Hùng (ghi)

Nguồn Lao Động: http://laodong.com.vn/phap-luat/tu-ve-nhu-the-nao-de-khong-vi-pham-phap-luat-657546.bld