Uẩn khúc clip khiến dân mạng “ném đá” người dân vô cảm nhìn nạn nhân đuối nước

Nhiều người sau khi xem clip đã lên án, dùng những lời nặng nề và cho rằng, một số người dân Đà Nẵng vô cảm khi đứng xem, quay hình người đang vật vã dưới nước. Khi tìm hiểu vụ việc, được những người chứng kiến kể lại, PV báo ĐS&PL nhận thấy, đằng sau clip ấy còn nhiều điều đáng suy ngẫm.

Phẫn nộ cảnh thấy người đuối nước không cứu

Mấy ngày qua, cư dân mạng liên tục chia sẻ clip dài gần 9 phút về hình ảnh đám đông đứng trên bờ nhìn một nam thanh niên bị đuối nước. Lúc đầu, người này quẫy mạnh dưới nước rồi sau đó cứ chìm dần. Đến lúc này, từ trên bờ mới có hai người nhảy xuống cứu. Sau một hồi lặn tìm, người thanh niên được đưa lên bờ trong tình trạng đã tử vong. Trong clip, nhiều đoạn có tiếng xen vào với nội dung: “Đập đá đó”, “Chắc nó mệt, nó đuối rồi kìa”, “Nó bị hụt chân rồi nên nó mới đập mạnh kìa”, “Rồi, chết rồi đó”...

Theo tìm hiểu, clip này quay vào sáng 21/2 tại hồ Hàm Nghi (phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), được tài khoản facebook Trương Đình Ph. đăng tải. Đến trưa cùng ngày, tài khoản này đã xóa clip nhưng nhiều người khác đã kịp tải về và đăng lên mạng trở lại. Hàng nghìn lượt người xem và bình luận với nội dung lên án những người đứng trên bờ vô cảm, thấy người đuối nước mà không cứu.

Hồ Hàm Nghi, nơi xảy ra sự việc.

Nickname Hạ Trang bức xúc: “Mình không chứng kiến vụ việc từ đầu nên không rõ. Nhưng, mình đã xem hết clip và nghe cả những bình luận của người quanh đó. Nếu họ không thể nhảy xuống cứu thì hãy cứ trong vai người vô cảm, lẳng lặng bỏ đi coi như không biết. Đằng này họ lại đứng yên một chỗ rồi thản nhiên quay, bình luận, chỉ trỏ. Hành động ấy càng khiến người ta xót xa và đau lòng”.

Trong khi đó người có nickname Trần Đại cho rằng: “Xem clip, tôi cảm thấy rùng mình. Tôi không biết sự việc trước sau như thế nào. Tuy nhiên, nếu chứng kiến cảnh có người quẫy chết ngay trước mắt mà không cứu là không thể chấp nhận được. Theo tôi quan sát clip, từ những phút đầu, nếu muốn cứu người này thì rất đơn giản, chỉ cần kéo vào bờ là được. Hồ này chỉ sâu chỗ anh ấy hụt chân thôi. Nếu không thể xuống dưới hồ, người dân có thể thắt áo lại hay kiếm dây quăng ra cho anh ấy bám vào. Nếu là tôi, chắc chắn tôi sẽ làm gì đó để cứu nạn nhân chứ không phải chỉ đứng trơ mắt nhìn rồi bàn tán, bình luận này nọ”.

Khi xem clip này, rất nhiều người đã viết bài bình luận. Họ cho rằng, việc đứng nhìn người sắp chết trước mắt và buông những lời như thế là vô cảm, vô nhân đạo, vô văn hóa. Đặc biệt hơn, sự việc này xảy ra ở một thành phố được cho là đáng sống, hiện đại, văn minh. Chính đám đông đứng nhìn người chết đuối như vậy đã làm mất đi sự thân thiện của TP. Đà Nẵng... Thậm chí, một số “anh hùng bàn phím” từ clip này phóng tác, cho rằng, người Việt Nam đang ngày càng vô cảm, nhìn thấy người khác rơi vào cái chết mà không cứu.

Nếu nhảy xuống cứu từ đầu thì đã khác

Chiều 24/2, PV quay trở lại hồ Hàm Nghi để tìm hiểu sự việc. Bà Nguyễn Thị Bé (61 tuổi, bán báo dạo tại đây) cho biết, vào khoảng 7h50’ ngày 21/2, một thanh niên đi bộ ở bờ hồ rồi bình thản bước xuống nước. Một số người nhìn thấy, cứ nghĩ anh này xuống hồ bắt cá hay chơi đùa nên không để ý. Lát sau, một số người thấy anh này ngày càng đi ra xa, nên hét lớn gọi vào. Bỏ mặc lời kêu của mọi người, anh này vẫn tiếp tục lội ra phía giữa hồ. Ngay lúc ấy, có người đến Công an phường Vĩnh Trung báo cáo sự việc. Cũng theo bà Bé, lúc ấy, một số người dân lớn tiếng gọi nam thanh niên lên bờ, đồng thời muốn xuống đưa lên nhưng bị người này từ chối.

Anh Nguyễn Thành Long (ngụ gần hồ Hàm Nghi) nhớ lại, anh đang hớt tóc ở trong quán thì nghe tiếng tri hô, bàn tán của mọi người nên chạy ra xem. Lúc này, anh thấy nam thanh niên có dấu hiệu ngáo đá, đứng dưới nước cười, nhảy múa loạn xạ. Sau đó, một đồng chí công an dùng phao cứu hộ với ý định đưa thanh niên này vào nhưng không thành công. Hai đồng chí công an khác đứng phía trên bờ ra sức khuyên can, thậm chí dụ, nếu vào thì sẽ cho tiền nhưng thanh niên vẫn không chịu vào.

Khoảng 10 phút sau, anh Long nghe tiếng mọi người hét: “Ai đó nhảy xuống cứu đi, chìm rồi”. Anh Long vội chạy ra, hỏi chỗ thanh niên chìm rồi nhảy xuống lặn ngụp tìm. Cùng lúc, anh Nguyễn Vũ đứng gần đó cũng nhảy xuống theo. Cả hai tìm kiếm một lúc khá lâu mới thấy thi thể của nam thanh niên.

Anh Long và anh Vũ bơi xuống hồ.

Theo anh Vũ, nhiều ý kiến trên mạng cho rằng, người dân đứng nhìn người chết mà không cứu là chưa chính xác. Thực ra, hồ Hàm Nghi không lớn nhưng khá sâu. Phía dưới là bùn, bước xuống nếu không để ý có thể bị lún và ảnh hưởng đến tính mạng. Điều này mọi người ở gần đây đều biết. Vả lại, lúc ấy, một số người nghĩ nam thanh niên bị ngáo đá, một số khác lại không nghĩ là anh ấy tự tử. Ngoài ra, người dân thấy công an đến thì mọi việc sẽ được giải quyết nên không nhảy xuống cứu.

“Quả thật, lúc ấy, tôi và những người đứng trên bờ hơi chủ quan. Nếu tôi nhảy xuống ngay từ đầu, có lẽ tính mạng của người ấy đã được cứu sống. Mấy hôm nay, tôi cứ đau lòng, hối hận khi suy nghĩ đến chuyện này”, anh Vũ nói.

Chính quyền lên tiếng

Trao đổi với PV báo ĐS&PL, Thượng tá Kiều Văn Vương (Phó trưởng Công an quận Thanh Khê, Đà Nẵng) xác nhận sự việc xảy ra trên địa bàn. Nạn nhân tử vong là anh Nguyễn Trường G. (24 tuổi, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Sau khi nhận được thông tin, bốn đồng chí Công an phường Vĩnh Trung đã được điều đến hiện trường xử lý vụ việc. Lúc ấy, một đồng chí đi tìm phao, một đồng chí nhờ người biết bơi lội xuống cứu và hai người còn lại khuyên nhủ, kêu gọi anh G. lên bờ.

Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã yêu cầu 4 đồng chí công an này làm báo cáo. Trong bản báo cáo, họ trình bày đã cố gắng để cứu nhưng không thành công. Anh G. có dấu hiệu ngáo đá, bơi tới bơi lui, bỏ mặc những lời kêu gọi, khuyên nhủ của công an cũng như người dân đứng trên bờ. Khi công an lấy được phao, tiếp cận hiện trường thì anh G. đã chìm xuống nước.

Thượng tá Vương cho biết thêm, anh G. có tiền sử ngáo đá. Trước đây, anh G. đã hai lần được UBND phường Hải Châu 2 đưa đi cai nghiện tập trung bắt buộc. Theo hồ sơ, anh G. được đưa đến cai nghiện tại Trung tâm 05 – 06. Vào cuối năm 2015 anh G. mới trở về hòa nhập cộng đồng. Theo khám nghiệm pháp y, trước khi tử vong, anh G. có sử dụng ma túy đá và bị ảo giác. “Bất kể ai, lực lượng nào khi nhìn thấy người sắp chết cũng phải ứng cứu. Tuy nhiên, trước khi cứu phải đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình. Chẳng hạn, trong trường hợp này, nếu muốn cứu người thì phải biết bơi. Nếu không biết bơi, nhảy xuống cứu thì sẽ có nguy cơ chết đuối”, Thượng tá Kiều Văn Vương nói.

Khi được hỏi về hành động quay clip rồi tung lên mạng của tài khoản Trương Đình Ph., ông Vương cho rằng, điều này là phản cảm. Khi ấy, rảnh rỗi, biết bơi thì anh Ph. nên xuống cứu người. Nếu không biết bơi thì nên đi tìm những người biết bơi để giúp. Hoặc, anh khuyên nhủ người bị nạn vào bờ thay vì dùng máy quay lại. Do gia đình anh G. đề nghị không khiếu nại nên không truy cứu trách nhiệm sự việc.

Theo Thượng tá Kiều Văn Vương, khi sự việc xảy ra, nhiều người dân đề nghị giúp đỡ nhưng anh G. cự tuyệt. Sau khi vớt được thi thể, cơ quan công an liên hệ để người thân đến nhận xác. Người thân anh G. viết giấy đề nghị không khiếu nại gì về sau và xin được đưa anh G. về nhà an táng. Cơ quan công an chấp thuận yêu cầu của gia đình.

HUY CƯỜNG

Xem thêm video:

Phẫn nộ cảnh thấy người đuối nước không cứu Mấy ngày qua, cư dân mạng liên tục chia sẻ clip dài gần 9 phút về hình ảnh đám đông đứng trên bờ nhìn một nam thanh niên bị đuối nước. Lúc đầu, người này quẫy mạnh dưới nước rồi sau đó cứ chìm dần. Đến lúc này, từ trên bờ mới có hai người nhảy xuống cứu. Sau một hồi lặn tìm, người thanh niên được đưa lên bờ trong tình trạng đã tử vong. Trong clip, nhiều đoạn có tiếng xen vào với nội dung: “Đập đá đó”, “Chắc nó mệt, nó đuối rồi kìa”, “Nó bị hụt chân rồi nên nó mới đập mạnh kìa”, “Rồi, chết rồi đó”... Theo tìm hiểu, clip này quay vào sáng 21/2 tại hồ Hàm Nghi (phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), được tài khoản facebook Trương Đình Ph. đăng tải. Đến trưa cùng ngày, tài khoản này đã xóa clip nhưng nhiều người khác đã kịp tải về và đăng lên mạng trở lại. Hàng nghìn lượt người xem và bình luận với nội dung lên án những người đứng trên bờ vô cảm, thấy người đuối nước mà không cứu. Nickname Hạ Trang bức xúc: “Mình không chứng kiến vụ việc từ đầu nên không rõ. Nhưng, mình đã xem hết clip và nghe cả những bình luận của người quanh đó. Nếu họ không thể nhảy xuống cứu thì hãy cứ trong vai người vô cảm, lẳng lặng bỏ đi coi như không biết. Đằng này họ lại đứng yên một chỗ rồi thản nhiên quay, bình luận, chỉ trỏ. Hành động ấy càng khiến người ta xót xa và đau lòng”. Trong khi đó người có nickname Trần Đại cho rằng: “Xem clip, tôi cảm thấy rùng mình. Tôi không biết sự việc trước sau như thế nào. Tuy nhiên, nếu chứng kiến cảnh có người quẫy chết ngay trước mắt mà không cứu là không thể chấp nhận được. Theo tôi quan sát clip, từ những phút đầu, nếu muốn cứu người này thì rất đơn giản, chỉ cần kéo vào bờ là được. Hồ này chỉ sâu chỗ anh ấy hụt chân thôi. Nếu không thể xuống dưới hồ, người dân có thể thắt áo lại hay kiếm dây quăng ra cho anh ấy bám vào. Nếu là tôi, chắc chắn tôi sẽ làm gì đó để cứu nạn nhân chứ không phải chỉ đứng trơ mắt nhìn rồi bàn tán, bình luận này nọ”. Khi xem clip này, rất nhiều người đã viết bài bình luận. Họ cho rằng, việc đứng nhìn người sắp chết trước mắt và buông những lời như thế là vô cảm, vô nhân đạo, vô văn hóa. Đặc biệt hơn, sự việc này xảy ra ở một thành phố được cho là đáng sống, hiện đại, văn minh. Chính đám đông đứng nhìn người chết đuối như vậy đã làm mất đi sự thân thiện của TP. Đà Nẵng... Thậm chí, một số “anh hùng bàn phím” từ clip này phóng tác, cho rằng, người Việt Nam đang ngày càng vô cảm, nhìn thấy người khác rơi vào cái chết mà không cứu. Nếu nhảy xuống cứu từ đầu thì đã khác Chiều 24/2, PV quay trở lại hồ Hàm Nghi để tìm hiểu sự việc. Bà Nguyễn Thị Bé (61 tuổi, bán báo dạo tại đây) cho biết, vào khoảng 7h50’ ngày 21/2, một thanh niên đi bộ ở bờ hồ rồi bình thản bước xuống nước. Một số người nhìn thấy, cứ nghĩ anh này xuống hồ bắt cá hay chơi đùa nên không để ý. Lát sau, một số người thấy anh này ngày càng đi ra xa, nên hét lớn gọi vào. Bỏ mặc lời kêu của mọi người, anh này vẫn tiếp tục lội ra phía giữa hồ. Ngay lúc ấy, có người đến Công an phường Vĩnh Trung báo cáo sự việc. Cũng theo bà Bé, lúc ấy, một số người dân lớn tiếng gọi nam thanh niên lên bờ, đồng thời muốn xuống đưa lên nhưng bị người này từ chối. Anh Nguyễn Thành Long (ngụ gần hồ Hàm Nghi) nhớ lại, anh đang hớt tóc ở trong quán thì nghe tiếng tri hô, bàn tán của mọi người nên chạy ra xem. Lúc này, anh thấy nam thanh niên có dấu hiệu ngáo đá, đứng dưới nước cười, nhảy múa loạn xạ. Sau đó, một đồng chí công an dùng phao cứu hộ với ý định đưa thanh niên này vào nhưng không thành công. Hai đồng chí công an khác đứng phía trên bờ ra sức khuyên can, thậm chí dụ, nếu vào thì sẽ cho tiền nhưng thanh niên vẫn không chịu vào. Khoảng 10 phút sau, anh Long nghe tiếng mọi người hét: “Ai đó nhảy xuống cứu đi, chìm rồi”. Anh Long vội chạy ra, hỏi chỗ thanh niên chìm rồi nhảy xuống lặn ngụp tìm. Cùng lúc, anh Nguyễn Vũ đứng gần đó cũng nhảy xuống theo. Cả hai tìm kiếm một lúc khá lâu mới thấy thi thể của nam thanh niên. Theo anh Vũ, nhiều ý kiến trên mạng cho rằng, người dân đứng nhìn người chết mà không cứu là chưa chính xác. Thực ra, hồ Hàm Nghi không lớn nhưng khá sâu. Phía dưới là bùn, bước xuống nếu không để ý có thể bị lún và ảnh hưởng đến tính mạng. Điều này mọi người ở gần đây đều biết. Vả lại, lúc ấy, một số người nghĩ nam thanh niên bị ngáo đá, một số khác lại không nghĩ là anh ấy tự tử. Ngoài ra, người dân thấy công an đến thì mọi việc sẽ được giải quyết nên không nhảy xuống cứu. “Quả thật, lúc ấy, tôi và những người đứng trên bờ hơi chủ quan. Nếu tôi nhảy xuống ngay từ đầu, có lẽ tính mạng của người ấy đã được cứu sống. Mấy hôm nay, tôi cứ đau lòng, hối hận khi suy nghĩ đến chuyện này”, anh Vũ nói. Chính quyền lên tiếng Trao đổi với PV báo ĐS&PL, Thượng tá Kiều Văn Vương (Phó trưởng Công an quận Thanh Khê, Đà Nẵng) xác nhận sự việc xảy ra trên địa bàn. Nạn nhân tử vong là anh Nguyễn Trường G. (24 tuổi, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Sau khi nhận được thông tin, bốn đồng chí Công an phường Vĩnh Trung đã được điều đến hiện trường xử lý vụ việc. Lúc ấy, một đồng chí đi tìm phao, một đồng chí nhờ người biết bơi lội xuống cứu và hai người còn lại khuyên nhủ, kêu gọi anh G. lên bờ. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã yêu cầu 4 đồng chí công an này làm báo cáo. Trong bản báo cáo, họ trình bày đã cố gắng để cứu nhưng không thành công. Anh G. có dấu hiệu ngáo đá, bơi tới bơi lui, bỏ mặc những lời kêu gọi, khuyên nhủ của công an cũng như người dân đứng trên bờ. Khi công an lấy được phao, tiếp cận hiện trường thì anh G. đã chìm xuống nước. Thượng tá Vương cho biết thêm, anh G. có tiền sử ngáo đá. Trước đây, anh G. đã hai lần được UBND phường Hải Châu 2 đưa đi cai nghiện tập trung bắt buộc. Theo hồ sơ, anh G. được đưa đến cai nghiện tại Trung tâm 05 – 06. Vào cuối năm 2015 anh G. mới trở về hòa nhập cộng đồng. Theo khám nghiệm pháp y, trước khi tử vong, anh G. có sử dụng ma túy đá và bị ảo giác. “Bất kể ai, lực lượng nào khi nhìn thấy người sắp chết cũng phải ứng cứu. Tuy nhiên, trước khi cứu phải đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình. Chẳng hạn, trong trường hợp này, nếu muốn cứu người thì phải biết bơi. Nếu không biết bơi, nhảy xuống cứu thì sẽ có nguy cơ chết đuối”, Thượng tá Kiều Văn Vương nói. Khi được hỏi về hành động quay clip rồi tung lên mạng của tài khoản Trương Đình Ph., ông Vương cho rằng, điều này là phản cảm. Khi ấy, rảnh rỗi, biết bơi thì anh Ph. nên xuống cứu người. Nếu không biết bơi thì nên đi tìm những người biết bơi để giúp. Hoặc, anh khuyên nhủ người bị nạn vào bờ thay vì dùng máy quay lại. Do gia đình anh G. đề nghị không khiếu nại nên không truy cứu trách nhiệm sự việc. H.C

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/cong-dong-mang/dan-mang-nem-da-nguoi-dan-vo-cam-nhin-nan-nhan-duoi-nuoc-a134838.html