Văn hóa châu thổ được tái hiện hoành tráng… trong mưa bão

Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa thể thao và du lịch các tỉnh đồng bằng sông Hồng lần thứ nhất diễn ra tại Thái Bình. Lịch sử một vùng đất gắn với kinh kỳ ngàn năm đã được tái hiện hùng tráng trên sân khấu…. trong mưa bão.

Văn hóa sông Hồng với cái nôi là nền tảng văn hóa lúa nước chính là giá đỡ của văn hiến Thăng Long. (Ảnh:Tái hiện cảnh đi cày tịch điền của vua Lý) CôngThương - Hội tụ văn hóa châu Thổ Ảnh hưởng của cơn bão số 10 khiến lễ khai mạc diễn ra ở sân khấu ngoài trời phải hứng một màn mưa như trút nước cùng với gió, nhưng Ban tổ chức vẫn quyết định thực hiện chương trình như kế hoạch với sự cố gắng cao nhất. Hàng nghìn diễn viên đã có mặt và thể hiện những tiết mục biểu diễn dưới trời mưa, ca sĩ Lan Anh, Việt Hoàn... vừa run vừa hát. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh trống khai hội. Dù trời mưa như trút, Phó thủ tướng vẫn ở lại đến phút cuối cùng của lễ khai mạc. Ảnh: Hồng Thu Sau màn đánh trống khai hội của Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, đêm diễn bắt đầu bằng màn múa đương đại, Phép lạ của tình yêu châu Thổ. Trên cơ sở chuyện tình kỳ diệu giữa nàng Tiên Dung, người con gái từ thượng nguồn đi xuống rồi gặp gỡ với người con trai làm nghề chài lưới, Chử Đồng Tử đã tạo ra một minh chứng sống động về sự kết hợp của dòng chảy. Câu chuyện tình ấy đồng thời nêu lên biểu tượng đẹp đẽ của văn hóa sông Hồng, một tình yêu, sự gắn kết do "sông Mẹ" tạo thành. Hoạt cảnh Vua Lý đi cày tịch điền ở Bố Hải Khẩu, phản ánh khát vọng mở mang nông nghiệp, mưu cầu cuộc sống no ấm cho trăm họ; Hò chèo thuyền bắc bộ cũng nêu đặc nét đặc trưng vùng miền. Đặc biệt, khán giả dễ dàng cảm nhận được tất cả những nét tinh túy nhất của văn nghệ dân gian châu thổ với màn hát giao duyên. Bằng màn nghệ thuật này, lễ khai mạc Những ngày VHTT&DL các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã 'khoe' được tất cả những nét tinh túy nhất của nghệ thuật văn hóa dân gian. Từ chèo, chầu văn, ca trù, hát rô, hát xoan, hát đúm… đều hội tụ trong một màn biểu diễn với sự tiếp nối và tung hứng rất ăn ý. Trên cơ sở câu chuyện tình Chử Đồng Tử - Tiên Dung tạo ra một minh chứng sống động về sự kết hợp của dòng chảy. Màn biểu diễn tái hiện Hội nghị Diên Hồng (1284) cũng là điểm nhấn của chương trình. Trên mảnh đất phát tích của nhà Trần, (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, Thái Bình là nơi có đền thờ và lăng mộ Trần Thủ Độ, Trần Thị Dung …) sự kiện lịch sử ghi dấu tinh thần quyết chiến quyết thắng một thời vẫn còn ghi dấu được tái hiện, điều này, theo nhà văn Nguyễn Khắc Phục, nhằm nhắc nhớ hào khí Đông A một thuở và tiếp thêm sức mạnh cho công cuộc tiến lên của vùng đất này. Đặc biệt, vì chương trình diễn ra tại Thái Bình nên trong lễ khai mạc, lần đầu tiên khán giả cả nước được chứng kiến cuộc hội ngộ của những nhân vật chèo nổi tiếng: Quan Âm - Thị Kính, Thị Màu, Lưu Bình - Dương Lễ, Châu Long, Kim Nhan, Lưu Phượng….Thành tựu chèo của Thái Bình, mảnh đất nổi tiếng với chiếng chèo Làng Khuốc được 'khoe' trong một màn biểu diễn khá ấn tượng Khúc ca hướng đến nghìn năm Diễn ra trước thềm đại lễ nghìn năm, Ngày hội VHTT&DL các tỉnh đồng bằng sông Hồng thực sự là bước đệm để tổ chức sự kiện nghìn năm. Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Phục cho rằng, các thành tố văn hóa giống như một dòng chảy, nhưng để tạo nên nó lại cần đến cả một lưu vực. Vậy có thể coi đồng bằng sông Hồng là một lưu vực văn hóa. Và theo các bằng chứng thư tịch, khảo cổ cũng như di tích văn hóa có thể khẳng định, lịch sử văn hóa Thăng Long giống như một đứa con được sinh ra bởi phù sa của "Mẹ sông Cái". Vì thế, mảnh đất này chính là cái nôi hình thành văn hiến của Hà Nội. Vì thế, nhắc đến Hà Nội là nhắc đến một phần châu thổ sông Hồng. Điều này được thứ trưởng Bộ VHTT&DL, ông Huỳnh Vĩnh Ái chia sẻ, "Tổ chức ngày hội lần này là dịp để quảng bá nâng cao lòng tự hào và trách nhiệm đối với bản sắc văn hóa 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng, cái nôi của văn hóa kinh kỳ" Những khó khăn gặp phải trong khâu tổ chức những ngày hội như thế này cũng là dịp để tập dượt, rút kinh nghiệm để tổ chức ngày đại lễ tốt hơn. Trước giờ khai mạc, có nhiều sự cố xảy ra do mưa bão như dàn đèn sân khấu bị đổ sập, bố trí sân khấu cho phù hợp với trời mưa, dừng màn bắn pháo hoa...Ông Nguyễn Tiến Dũng, bí thư tỉnh ủy tỉnh Thái Bình cho hay, dừng màn bắn pháo hoa cũng là cách tiết kiệm để chia sẻ với đồng bào miền Trung bị thiệt hại trong cơn bão vừa qua. HTML clipboard Chương trình diễn ra trong ba ngày từ 14 -16/10 với nhiều hoạt động: Lễ dâng hương đền Trần, Giải vật nông dân, Hội thảo Phát triển du lịch khu vực đồng bằng sông Hồng, Hội chợ ẩm thực các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Hội nghị tổng kết 20 năm xây làng văn hóa khu vực phía Bắc. Theo Đất Việt Văn hóa sông Hồng với cái nôi là nền tảng văn hóa lúa nước chính là giá đỡ của văn hiến Thăng Long. (Ảnh:Tái hiện cảnh đi cày tịch điền của vua Lý)

Nguồn Công Thương: http://baocongthuong.com.vn/details/van-hoa/van-hoa-chau-tho-duoc-tai-hien-hoanh-trang-trong-mua-bao/32/0/23374.star