Vét khí thừa, lọc thành khí sạch

DME (dimethylether) là một loại nhiên liệu sạch, không màu, rất dễ hóa lỏng và vận chuyển. Trên thế giới, DME đã được sử dụng thay thế rất nhiều cho nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng trở nên khan hiếm. Tại Việt Nam cho đến nay công nghệ này còn rất mới mẻ. Mới đây, tập đoàn Sao Nam (Hà Nội) đã trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên triển khai xây dựng nhà máy sản xuất DME tại Việt Nam.

Khởi động dự án khí hóa lỏng DME tại Việt Nam SGTT - Dự kiến từ tháng 5.2010, những công đoạn đầu tiên của dự án sản xuất nhiên liệu sạch DME tại Việt Nam sẽ chính thức vận hành. Công nghệ sản xuất khí DME cho phép tận dụng có hiệu quả nguồn khí CO2 thừa ở các mỏ dầu lâu nay. Ảnh: Tứ Hải Nhiên liệu không hại môi trường Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Nguyễn Thanh Tuấn, chủ tịch hội đồng quản trị của Sao Nam Group cho biết DME là khí hóa lỏng, không làm ảnh hưởng đến môi trường và có thể thay thế được cho nhiều chất đang sử dụng hiện nay. DME có thể sử dụng như nhiên liệu cho máy dầu diesel, máy xăng dầu và động cơ dùng khí đốt. Ngoài ra, DME còn được nhắc tới như một loại khí dầu mỏ hóa lỏng LPG tổng hợp vì chỉ cần pha trộn được với LPG (tỷ lệ 20%) là có thể dùng thay cho LPG, một nhiên liệu đang được người dân sử dụng dưới dạng gas. DME còn có tính năng tương tự khí tự nhiên khi dùng trong ngành sản xuất điện và đã được công nhận bởi các nhà sản xuất như General Electric, Hatachi, Mitsubishi… “DME thật sự là giải pháp thay thế hiệu quả cho các nguồn năng lượng khác, được dùng cho các nhà máy điện cỡ vừa, đặc biệt là với những nơi mà việc vận chuyển khí tự nhiên gặp nhiều khó khăn”, ông Tuấn nhấn mạnh. Hiện Sao Nam Group đã chọn vùng biển Tiền Hải (Thái Bình) là nơi gần mỏ khí 102, 106 để đặt nhà máy sản xuất DME. Dự kiến từ nay đến tháng 5.2010, công ty sẽ hoàn thành các dự án khả thi rồi tiến hành xây dựng nhà máy. Khả năng đến năm 2013 – 2015 là có thể đưa vào sản xuất, “Hiện chúng tôi đang tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong tỉnh Thái Bình hoặc mua ở những mỏ quanh tỉnh này để khi dây chuyền sản xuất hoàn thành sẽ có nguyên liệu để sản xuất ngay”, ông Tuấn chia sẻ. Phát triển công nghệ sản xuất chất DME sẽ tiết kiệm được 91 tỉ USD tiền nhiên liệu Giá rẻ hơn LPG và dầu diesel Theo tính toán của Sao Nam Group, nếu tận dụng được nguồn khí CO2 từ các mỏ mà không phải nhập khẩu thì giá thành sẽ giảm 50% so với các chất LPG và dầu diesel. Trong trường hợp phải nhập thêm nguồn khí CO2 từ các nước khác thì giá thành cũng sẽ chỉ bằng LPG và dầu diesel trên thị trường. “Khí này có thể dự trữ được trong thời gian lâu dài, có ưu thế là vận chuyển dễ dàng, tiện lợi nên giá thành vận chuyển cũng sẽ giảm rất nhiều”, ông Tuấn nói. Theo ông Tuấn, Việt Nam có đủ nguồn nguyên liệu cho công nghệ DME vì trước đây ở các mỏ dầu khai thác dầu khí, CO2 thường bán đi hoặc phải chôn lại xuống đất nên giờ có thể tận dụng. Ngoài ra, nếu mỏ khí 102, 106 được đưa vào khai thác, sẽ cung cấp đủ nguyên liệu. Bên cạnh đó, Sao Nam Group còn tham gia vào lĩnh vực tìm kiếm thăm dò các mỏ dầu khí mới trong nước và đầu tư tìm kiếm mỏ ở các nước khác rồi mang về Việt Nam phục vụ cho công nghệ DME. Hiện tổ hợp dầu khí Sao Nam cũng vừa được thành lập với các thành viên tại Úc, Hàn Quốc, Na Uy trong đó có thành viên có thể chế tạo được tàu vừa khai thác, vừa chế biến ngay trên biển, giúp làm giảm giá thành đáng kể. Ở Việt Nam, dầu diesel được dùng rất nhiều trong vận tải và công nghiệp, cũng như như LPG dùng nhiều trong dân dụng. Hiện nhà máy Dinh Cố một năm cũng chỉ sản xuất được 600 ngàn tấn LPG, còn phải nhập thêm 400 ngàn tấn nữa. “Nếu có đủ nguồn khí CO2 thì một năm nhà máy DME có thể sản xuất được 700 – 800 ngàn tấn nhiên liệu sạch DME, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu mà còn dư thừa. Phát triển DME tại Việt Nam sẽ giảm được 91 tỉ USD từ nay đến năm 2025”, ông Tuấn nhẩm tính. Hà Dịu Nguồn nguyên liệu dồi dào DME có thể được chiết xuất từ nhiều nguồn như các nguyên liệu tái chế (rác, các nông phẩm…), nhiên liệu hóa thạch (khí đốt...), than, các sản phẩm lâm sản – nông sản phụ, rác từ các khu đô thị và cây trồng nhiên liệu… Công nghệ hiện nay cho phép tận thu nhiên liệu từ nguồn khí thiên nhiên còn sót lại tại các mỏ đã khai thác, hoặc khí ở các mỏ có trữ lượng nhỏ, mỏ cận biên bằng cách chuyển đổi hoặc tổng hợp tại chỗ nhiên liệu khí thành nhiên liệu lỏng có hàm lượng năng lượng cao và mức phát tán CO2 thấp, từ đó giảm sự phụ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu và giảm khí thải CO2 từ các loại động cơ.

Nguồn SGTT: http://www.sgtt.com.vn/detail5.aspx?columnid=5&fld=htmg/2010/0325/64765&newsid=64765