Vì đâu xe tăng không tháp pháo bị 'hắt hủi'?

Thụy Điển từ chế tạo xe tăng Stridsvagn 103 không có tháp pháo song ý tưởng này nhanh chóng bộc lộ nhiều nhược điểm nhưng vẫn được đưa vào sử dụng.

Những năm 1960, quân đội Thụy Điển lên kế hoạch phát triển dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới được gọi là Stridsvagn 103 . Các kỹ sư Thụy Điển đề xuất ý tưởng độc đáo khi không sử dụng tháp pháo như xe tăng thông thường. Ảnh: Arms Expo

Pháo chính được gắn cố định vào thân xe chứ không có tháp pháo quay như các xe tăng bình thường. Các kỹ sư lập luận rằng, pháo gắn cố định vào thân xe giúp bắn chính xác hơn so với tháp pháo quay. Ảnh: Arms Expo

Ngoài ra, việc không sử dụng tháp pháo giúp chiều cao tổng thể của xe tăng Stridsvagn 103 giảm đáng kể, khó bị phát hiện hơn trên chiến trường. Diện tích cần bọc giáp giảm qua đó tăng mức độ bảo vệ cho ê kíp lái. Ảnh: Arms Expo

Thụy Điển muốn phát triển Stridsvagn 103 thành phương tiện bọc giáp mai phục và đột kích tốc độ cao, tận dụng ưu thế bắn chính xác để tiêu diệt, làm rối loạn đội hình tăng thiết giáp của đối phương. Ảnh: Arms Expo

Stridsvagn 103 được lắp pháo chính 105 mm, cùng hệ thống nạp đạn tự động. Do không có tháp pháo nên góc nâng, hạ nòng súng được điều chỉnh thông qua hệ thống treo đặc biệt. Ảnh: Arms Expo

Tuy vậy, góc nâng, hạ của pháo khá hạn chế, Stridsvagn 103 không thể bắn từ trên cao xuống. Ê kíp lái phải quay toàn bộ thân xe để điều chỉnh đường ngắm. Ảnh: Arms Expo

Giáp đá đen dạng lưới có thể được bổ sung ở phía trước nhằm tăng khả năng bảo vệ xe trước vũ khí chống tăng cá nhân. Xe có chiều dài tổng thể 9 m, rộng 3,6 m, cao 1,9 m, khối lượng chiến đấu 43 tấn. Ảnh: Arms Expo

Xe tăng Stridsvagn 103 được sản xuất với quy mô đầy đủ từ năm 1967 và kéo dài đến năm 1971. Tổng cộng khoảng 290 xe được sản xuất và bàn giao cho quân đội Thụy Điển. Ảnh: Arms Expo

Xe được trang bị động cơ diesel Rolls-Royce K60, công suất 240 mã lực khi chạy ở tốc độ chậm, điều hướng cho xe tăng cùng động cơ tuabin khí Boeing 502 dùng khi chạy ở tốc độ cao hay địa hình khó khăn. Ảnh: Arms Expo

Thiết kế của Stridsvagn 103 bộc lộ khá nhiều nhược điểm, tầm quan sát của xe tăng vốn hạn chế nay còn hạn chế hơn vì xe không có tháp pháo quay. Xe tăng này không thể bắn khi đang di chuyển vì không có hệ thống ổn định pháo chính. Ảnh: Arms Expo

Tuy vậy, với triết lý thiết kế cùng mục đích sử dụng trong quân đội Thụy Điển, Stridsvagn 103 vẫn có nhiều ưu điểm và được chấp nhận. Thập niên 60-70, Stridsvagn 103 là nòng cốt trong lực lượng tăng thiết giáp của Thụy Điển. Ảnh: Arms Expo

Xích của xe có các móc nhỏ nhằm tăng độ bám mặt đường. Gầm xe có một lưỡi đào có thể được sử dụng để đào hầm ngụy trang cho xe. Stridsvagn 103 có thể lội nước sau thời gian chuẩn bị khoảng 20 phút, tốc độ lội nước khoảng 6 km/h. Ảnh: Arms Expo

Stridsvagn 103 sử dụng hệ thống quan sát quang học đơn giản với tầm nhìn khá hạn chế. Xe thiếu các hệ thống cảm biến tìm kiếm mục tiêu hiện đại. Tuy vậy, hiệu suất sử dụng của hệ thống vẫn ở mức chấp nhận được. Ảnh: Arms Expo

Stridsvagn 103 chưa từng được sử dụng trong chiến đấu thực tế vì thiết kế của xe vẫn chưa được chứng minh. Năm 1967, Na Uy đã tiến hành so sánh mẫu xe tăng này với Leopard-1. Khi đóng kín nắp, Stridsvagn 103 phát hiện mục tiêu nhanh hơn so với Leopard-1, kết quả ngược lại khi mở cửa sập. Ảnh: Ointres

Năm 1975, 2 chiếc Stridsvagn 103 được chuyển đến Mỹ để thử nghiệm hiệu suất với phiên bản M60A1E3. Kết quả cho thấy, Stridsvagn 103 bắn chính xác hơn nhưng thời gian trung bình cho mỗi lần khai hỏa chậm hơn 0,5 giây. Ảnh: Ftr.wot

Ưu thế về khả năng bắn chính xác của Stridsvagn 103 không đủ để bù lại những khuyết điểm về thiết kế. Mẫu xe tăng kỳ lạ này nhanh chóng được thay thế bằng Stridsvagn 122 (phiên bản Leopard-2) của Đức sản xuất tại Thụy Điển. Và cũng không có quốc gia nào chấp nhận phát triển một mẫu tăng tương tự như Stridsvagn 103. Ảnh: Wikipedia

Quốc Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-dau-xe-tang-khong-thap-phao-bi-hat-hui-826613.html