Vì sao Nga cần cảnh giác trước Trung Quốc?

Duy Plopsky, nhà nghiên cứu về các vấn đề quân sự của Nga và an ninh châu Á-Thái Bình Dương, cho rằng, việc Nga liên tục trang bị các hệ thống tên lửa tấn công chiến thuật Iskander-M cho Quân khu miền Đông là nhằm tăng cường năng lực răn đe hạt nhân của Nga trước Trung Quốc.

Ảnh: Tân Hoa Xã

Theo nhiều nhà phân tích, dù Nga thận trọng không nói lên quan ngại về Trung Quốc, nhưng ví dụ nổi bật nhất cho thấy sự bất an của Moscow trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn của nước láng giềng là những đợt tập trận của quân đội Nga ở khu vực miền Đông.

Roger McDermott, nhà nghiên cứu cấp cao về quân sự Á-Âu tại Quỹ Jamstown (Mỹ), kết luận trong phân tích sâu về chiến dịch tập trận Vostok với sự tham gia của 100.000 quân nhân Nga: “Vostok 2014, giống như chiến dịch năm 2010, là ví dụ mạnh mẽ rằng Tổng Tư lệnh Nga tiếp tục coi Trung Quốc là mối đe dọa tiềm tàng đối với Nga”.

Vì thế, việc đặt các tổ hợp Iskander-M ở những khu vực giáp với Bộ Tư lệnh phía bắc của Trung Quốc là bước đi hợp logic dưới quan điểm của Nga.

Tổ hợp Iskander-M có khả năng bắn đi nhiều loại vũ khí nên chúng đặc biệt thích hợp để đối phó các loại xe bọc thép và bộ binh của quân đội Trung Quốc trong trường hợp xảy ra đối đầu vũ trang.

Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander-M được Nga phát triển để thay thế các tổ hợp tên lửa 9K79-1 Tochka-U đã lỗi thời.

Đây là loại tên lửa 1 tầng, nhiên liệu rắn, được điều khiển trong suốt quá trình bay.

Iskander có chiều dài 7,2m, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,95m, trọng lượng bay 3,8 tấn, đầu đạn 380kg, có thể bay trên độ cao 50km.

Mỗi xe phóng 9P78E của hệ thống Iskander-M mang 2 đạn tên lửa và dự trữ 2 quả với khả năng bắn hết 2 đạn chỉ trong 1 phút, sai lệch vòng tròn từ 5-7m. Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường quán tính và hệ thống định vị GLONASS.

Không chỉ khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa khó đoán trước được đường bay, tên lửa Iskander còn được áp dụng công nghệ tàng hình plasma cho phép nó xuyên thủng các lá chắn tên lửa hiện đại.

Trong bối cảnh sức mạnh quân sự truyền thống của Nga bị cho là đang yếu hơn Trung Quốc thì các loại vũ khí hạt nhân, đặc biệt là những hệ thống phi chiến lược như Iskander-M có khả năng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc ngăn cản Trung Quốc, giới quan sát nhận định.

Nga – Trung yêu cầu Triều Tiên ‘đóng băng’ chương trình tên lửa

Hai nhà lãnh đạo Nga – Trung thống nhất yêu cầu Triều Tiên “đóng băng” chương trình hạt nhân – tên lửa, đồng thời kêu Mỹ ngừng việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc.

Cuộc gặp bất bình đẳng của lãnh đạo Nga – Trung

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin hơn 20 lần kể từ khi nhà lãnh đạo Trung Quốc lên nắm quyền năm 2012. Dù hai bên thăm viếng nhau thường xuyên và đã có những chuyển dịch lớn về môi trường địa chiến lược, hợp tác kinh tế Nga – Trung vẫn chưa thể phát triển xứng tầm.

Thượng đỉnh Nga-Trung: Nhiều thách thức đang ở phía trước

Cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Trung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Đức sẽ là cơ hội để ông Putin và Tập Cận Bình thúc đẩy các cuộc đối thoại song phương về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế nổi cộm, như bế tắc trên Bán đảo Triều Tiên, cuộc khủng hoảng Syria, quan hệ kinh tế-thương mại và nhiều lĩnh vực khác.

Mỹ thừa nhận hệ thống NMD ‘bó tay’ trước máy bay siêu thanh Nga, Trung

Lầu Năm Góc thừa nhận kế hoạch chế tạo máy bay siêu thanh mà Nga và Trung Quốc phát triển là "mục tiêu phức tạp” đối với hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.

Điện Kremlin nói về ‘liên minh bí mật Nga - Trung Quốc – Philippines’

Sự hình thành một liên minh quân sự bí mật giữa Nga, Trung Quốc và Philippines sẽ không thể xảy ra.

Tùng Dương

Tổng hợp

Nguồn Tiền Phong: http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/vi-sao-nga-can-canh-giac-truoc-trung-quoc-1167984.tpo